Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân ngoại thành Hà Nội đang dồn sức hoàn thành gieo trồng cây vụ Đông năm 2020-2021. Năm nay, toàn thành phố gieo trồng 45.000ha cây vụ Đông, tăng gần 13.000ha so với kế hoạch năm 2020. Đây là sự nỗ lực lớn của thành phố để đạt ...
Vụ Đông là vụ sản xuất tạo ra các sản phẩm hàng hóa quan trọng, đa dạng cung cấp cho thị trường tiêu thụ rộng, ổn định và mang lại hiệu quả cao cho người dân; có ý nghĩa quan trọng với sự tăng trưởng ngành trồng trọt của Thành phố trong bối cảnh tác động của dịch bệnh Covid-19.
Những năm gần đây, tại nhiều vùng rau của Hà Nội, nông dân đã hạn chế sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học trong sản xuất. Việc này không chỉ bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn góp phần bảo vệ môi trường.
Từ vùng đất trũng thấp trước đây khai thác lò gạch để không trong nhiều năm, anh Hoàng Quốc Chiến cùng một số nông dân ở xã Phú Cường (huyện Sóc Sơn) đã thuê khoán của chính quyền địa phương để đầu tư xây dựng hệ thống nhà màng, nhà lưới trồng rau thủy canh.
Ngày 24/10, Sở NN&PTNT phối hợp với UBND huyện Phú Xuyên đã tổ chức lễ công bố nhãn hiệu tập thể “Bưởi Thồ Bạch Hạ - Phú Xuyên”
Những năm gần đây, huyện Ứng Hòa đã tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng cánh đồng mẫu lớn. Nhờ vậy, đến nay, Ứng Hòa dẫn đầu TP Hà Nội về diện tích lúa Japonica (chủ yếu là giống J02) với hơn 3.400ha/vụ, chiếm gần 50% diện tích lúa J02 ...
Để phát triển cây ăn quả bền vững, đáp ứng yêu cầu hội nhập, giai đoạn 2020 – 2025, Hà Nội tiếp tục đầu tư ứng dụng công nghệ cao, xây dựng thương hiệu và hình thành chuỗi liên kết với các nhà phân phối, nhập khẩu.
Nhờ chuyển đổi sang mô hình trồng chuối kết hợp nuôi cá, nông dân xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ đã có thu nhập khá, ổn định từ khu đồng hoang.
Qua 04 năm triển khai thực hiện Đề án “Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của vùng sản xuất rau an toàn tập trung giai đoạn 2016- 2021”, huyện Thanh Trì đã phát huy lợi thế và nguồn lực tại chỗ để củng cố và nâng cao hiệu quả của vùng sản xuất rau tập trung. Từ đó, đã tạo được ...
Xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ là vùng bán sơn địa, đồng đất sỏi đá, cằn cỗi. Đây cũng là nơi hứng chịu nhiều thiên tai khi mùa mưa bão đến hay lũ rừng ngang đổ về. Trong khó khăn vất vả, người Nam Phương Tiến đã tìm hướng đi riêng, bắt vùng đất cằn đơm hoa, kết trái, trở ...