Một số biện pháp phòng bệnh cho lợn
Dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại về kinh tế trong chăn nuôi mà còn đe dọa đến sức khỏe cộng đồng. Dịch tai xanh, lở mồm long móng vẫn tiềm ẩn và xảy ra trên nhiều địa phương. Điều đó cho thấy, chăn nuôi ngày nay muốn đạt hiệu quả cao thì khâu quan trọng nhất là đảm bảo yếu tố an toàn dịch bệnh.

 Công tác phòng bệnh cho vật nuôi cần duy trì thường xuyên, đặc biệt tăng cường vào dịp cuối năm, khi thời tiết thay đổi, mật độ chăn nuôi tăng cao do nhu cầu tiêu thụ thực phẩm dịp cuối năm; đồng thời vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm giữa các địa phương, nhập lậu tăng cao.

Để đàn lợn an toàn dịch bệnh, người chăn nuôi cần thực hiện tốt những kỹ thuật sau:

1. Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi:

Nên có khu vực nuôi hoặc chuồng nuôi phù hợp với các giống lợn và độ tuổi khác nhau. Nuôi riêng lợn thịt, lợn nái; lợn ở các lứa khác nhau nuôi ở những ngăn chuồng riêng.

Cần giữ chuồng trại luôn thông thoáng, đủ ánh sáng, mát về mùa hè, ấm về mùa đông.

Thường xuyên quét dọn, định kỳ tẩy uế, khử trùng chuồng nuôi, cọ rửa và tiêu độc máng ăn, máng uống và các dụng cụ chăn nuôi như cuốc, xẻng, ủng, quần áo bảo hộ,…

Sau mỗi đợt nuôi, phải vệ sinh chuồng trại và khử trùng tiêu độc, sau đó để trống chuồng 15 ngày trước khi nuôi lứa mới.

Lứa mới mua về phải nuôi cách ly ở khu vực riêng từ 15 – 20 ngày trước khi nhập đàn.

Phân, rác và chất thải trong chuồng cần được thu gom thường xuyên, đưa ra chỗ tập trung riêng để xử lý (có thể ủ sinh học, biogas,…).

Hạn chế người và vật lạ vào khu vực chăn nuôi để tránh đưa mầm bệnh từ khu vực khác vào khu vực chăn nuôi.

2. Các biện pháp khử trùng tiêu độc

Sử dụng ánh nắng mặt trời để phơi máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi.

Rắc vôi hoặc quét nước vôi pha loãng nồng độ 10% (1kg vôi/10 lít nước) xung quanh và bên trong chuồng nuôi.

Dùng một số hóa chất sát trùng như: Vikons, Cloramin-T, Farm Plus, BKA,… nồng độ và lượng phun theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

3. Vệ sinh thức ăn và nước uống

Cần rửa sạch các loại thức ăn thô xanh trước khi cho lợn ăn.

Không sử dụng thức ăn bị ôi, thiu, mốc. Không cho lợn ăn thức ăn không rõ nguồn gốc hoặc đã quá hạn sử dụng.

Không cho lợn ăn các phụ phẩm và các loại thịt sống của lợn bệnh và lợn mua từ chợ về không rõ nguồn gốc, cho lợn uống nước sạch.

4. Chăm sóc nuôi dưỡng tốt

Thường kiểm tra đàn lợn vào đầu giờ sáng hàng ngày, quan sát dáng đi, tiếng kêu, mắt, mũi, trạng thái phân. Kiểm tra tình trạng ăn uống của lợn. Cách ly kịp thời những con có biểu hiện khác thường, chẩn đoán và điều trị nếu cần thiết. Đảm bảo quy trình chăm sóc nuôi dưỡng như mật độ, độ ẩm và ánh sáng trong, ngoài chuồng nuôi; chế độ cho ăn, uống,… Phải có sổ ghi chép đầy đủ chính xác về các loại thuốc và vắc xin sử dụng cho đàn lợn, thời gian, ngày, giờ cho uống hoặc tiêm vắc xin.

5. Phòng bệnh bằng vắc xin

Bên cạnh công tác vệ sinh phòng bệnh, cần phòng những bệnh thông thường như bệnh dịch tả lợn, phó thương hàn, tụ huyết trùng, đóng dấu lợn,…; tùy dịch tễ từng địa phương có thể cân nhắc việc phòng bệnh bằng vắc xin cho các bệnh có nguy cơ cao xảy ra.

Trung tâm Khuyến nông Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 13863
Tổng lượng truy cập: 28305765