Thời điểm giao mùa có nhiều biến đổi thất thường, ngày nắng nóng hoặc âm u song đến đêm, nhất là về sáng sớm trời vẫn có thể trở rét, gió lạnh,…; thời điểm này cá hay bị nổi đầu (do thiếu oxy, ngộ độc khí H2S, NH3...), bệnh xuất huyết trên cá Trắm cỏ, cá Chép phát triển mạnh,.... Để chủ động phòng bệnh cho cá nuôi, người nuôi thủy sản áp dụng một số biện pháp sau:
- Cần chú ý theo dõi ao nuôi vào buổi sáng sớm, nếu có hiện tượng cá nổi đầu phải tiến hành tăng lượng oxy trong ao bằng nhiều cách như: chạy máy quạt nước, máy sục khí, máy phun nước,….hoặc dùng máy bơm nước để bơm nước tuần hoàn trong ao.
- Đối với những ao nuôi cá thịt, luôn giữ cho mực nước ao được ổn định (1,5-2 m). Định kỳ 2 tuần tiến hành khử trùng nguồn nước cho ao nuôi (có thể sử dụng vôi bột với liều lượng 2-3 kg/100 m3; một số sản phẩm xử lý nước đang có trên thị trường như: TCCA, BKC,…). Bón vôi định kỳ được coi là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhằm điều chỉnh độ pH và vệ sinh môi trường ao nuôi.
- Định kỳ thay nước cho ao nuôi (nếu có nguồn nước tốt); sử dụng chế phẩm sinh học để phân hủy mùn bã hữu cơ ở nền đáy ao. Tiến hành bón vôi trước sau đó khoảng 3 -4 ngày mới được bón chế phẩm sinh học. Chú ý không được kết hợp bón vôi với bón chế phẩm sinh học trong cùng một thời điểm vì chúng sẽ làm giảm tác dụng của chế phẩm.
- Thường xuyên theo dõi để điều chỉnh nhu cầu thức ăn cho cá phù hợp về chất và lượng. Khi sử dụng thức ăn công nghiệp cần chú ý tới các thông số: cỡ viên, hàm lượng dinh dưỡng, hệ số thức ăn, độ ẩm, hạn sử dụng…Bổ sung vitamin C vào thức ăn cho cá; có thể sử dụng tỏi xay nhỏ trộn vào thức ăn đã để nguội với để phòng trị bệnh về đường tiêu hoá cho một số đối tượng cá nuôi như: trắm cỏ, chép,...
- Chỉ nên sử dụng kháng sinh khi thật cần thiết bởi vì kháng sinh không có tác dụng điều trị khi tôm, cá bị bệnh do nấm, động vật nguyên sinh hay nhiễm virus mà chỉ có hiệu quả đối với vi khuẩn gây bệnh. Tuyệt đối không dùng các loại kháng sinh bị cấm của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT.
Mở rộng diện tích đối với mô hình nuôi cá lồng trong hồ chứa(25/10/2012)
Tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm(27/03/2013)
Những lưu ý khi điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm(16/10/2012)
Nghiêm chỉnh thực hiện phòng, chống dịch cúm gia cầm(16/10/2012)
Nuôi cá rô đầu vuông: Thời gian ngắn, hiệu quả cao(25/10/2012)