Các hoạt động này mang lại nét đẹp văn hóa, tâm linh đồng thời với đó là giá trị bảo tồn nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường, khôi phục lại một phần những quần thể động thực vật thủy sinh (tôm, cua, cá...) do đã bị cạn kiệt trong tự nhiên. Tuy nhiên do những hoạt động này mang tính chất tự phát, người dân chưa ý thức được việc nên thả những đối tượng nào để phóng sinh do đó rất nhiều những đối tượng thủy sản ngoại lai xâm hại và có nguy cơ sâm hại ( theo thông tư liên tịch 27/2013/TTLT- BTNMT-BNNPTNT) đã được thả ra và gây hại cho môi trường tự nhiên (ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, cá dọn bể, cá trê phi, rô phi đen,...), không những vậy do ý thức của một bộ phận người dân còn hạn chế nên các loại bao tải, túi ni lông, dụng cụ đựng cá sau khi phóng sinh bị người dân vứt bừa bãi và gây ôm nhiễm môi trường; nhiều ao, hồ nhỏ trong khu dân cư bị ô nhiễm bởi nước thải cũng được người dân sử dụng để thả cá phóng sinh dẫn đến tình trạng cá chết nhiều gây mùi hôi thối, khó chịu,...
Ngày 21 tháng 3 năm 2018 tại Trụ sở Giáo hội phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội (Chùa Bà Đá, số 3 phố Nhà Thờ, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), được sự đồng ý của Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội và sự thống nhất của Ban Trị sự GHPG Việt Nam thành phố Hà Nội, ông Tạ Văn Sơn – Phó Chi cục Trưởng phụ trách Chi Cục Thủy sản Hà Nội và Đại Đức Thích Đạo Phong – Chánh thư ký Ban trị sự GHPG Hà Nội đã ký kết Kế hoạch số 186/KH-CCTS-GHPG về việc Phối hợp thả cá phóng sinh và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2018-2021. Đây là căn cứ để Chi cục Thủy sản Hà Nội và GHPG Việt Nam thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch phối hợp hàng năm.
Một số nội dung trọng tâm của Kế hoạch trong giai đoạn 2018-2021 là:
(1). Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức cho tăng ni, phật tử và người dân về ý nghĩa của việc thả cá phóng sinh và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
(2). Hướng dẫn, tuyên truyền cho tăng ni, phật tử và người dân về phương pháp, đối tượng thủy sản nên thả, địa điểm phóng sinh;
(3). Công tác vận động để xã hội hóa nguồn lực cho hoạt động phóng sinh (từ nguồn đóng góp tự nguyện);
(4). Công tác phối hợp giữa Chi cục Thủy sản với HPG các cấp và các tổ chức, cá nhân trong hoạt động phóng sinh; công tác kiểm tra, bảo vệ đàn cá sau khi thả,...
Hy vọng với sự quan tâm, vào cuộc của các cấp, các ngành, của các tăng ni, phật tử và người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội, hoạt động thả cá phóng sinh trong thời gian tới sẽ có nhiều bước chuyển biến tích cực, mang lại niềm hạnh phúc cho mọi người, đồng thời góp phần vào việc tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản nội đồng trên địa bàn Thành phố./.
Mở rộng diện tích đối với mô hình nuôi cá lồng trong hồ chứa(25/10/2012)
Tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm(27/03/2013)
Những lưu ý khi điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm(16/10/2012)
Nghiêm chỉnh thực hiện phòng, chống dịch cúm gia cầm(16/10/2012)
Nuôi cá rô đầu vuông: Thời gian ngắn, hiệu quả cao(25/10/2012)