Thành phố Hà Nội có diện tích tự nhiên 3.328,9 km2, dân số khoảng gần 10 triệu người (bao gồm cả khách vãng lai), có địa giới hành chính giáp với 08 tỉnh (Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Phú Thọ và Hòa Bình) với nhiều tuyến giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường không và đường thủy. Với diện tích rộng, đặc điểm địa hình đa dạng và là đầu mối giao thông quan trọng là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi và lưu thông hàng hóa, nhưng đây cũng là điểm khó khăn cho hoạt động quản lý công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giêt mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.
Để đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho người dân và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố thì việc củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực cho mạng lưới thú y cơ sở là hết sức cần thiết. Mạng lưới thú y cần được đào tạo chính quy, bài bản, cần có các văn bản Nhà nước quy định, tổ chức thống nhất theo ngành dọc, cần được ký hợp đồng dài hạn, được tham gia chế độ bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác thú y giai đoạn hiện nay. Đây là nhiệm vụ trọng tâm đòi hỏi sự nỗ lực của từng cá nhân, sự quyết tâm, cùng chung sức của cả hệ thống ngành Thú y Thành phố;
Với tầm quan trọng đó, được sự quan tâm, chỉ đạo và đầu tư kinh phí của UBND Thành phố Hà Nội, Sở Nông nghiệp & PTNT và các Sở, ban ngành của Thành phố mạng lưới Thú y cơ sở đã được kiện toàn, hoạt động bài bản và Nhân viên kỹ thuật chăn nuôi, thú yđược hưởng lương chế độ như viên chức, Thú y viên thôn bản hưởng phụ cấp 0.3theoQuyết định số 34/QĐ-UBND ngày 23/11/2012 của UBND Thành phố Hà Nội về việc chuyển giao nguyên trạng tổ chức bộ máy, biên chế làm công tác kỹ thuật chăn nuôi, thú y, thú y viên thôn, bản; kỹ thuật trồng trọt, bảo vệ thực vật thuộc các xã, phường, thị trấn về Sở Nông nghiệp và Phát trển Nông thôn quản lý;Quyết định số 5461/QĐ-UBND ngày 23/11/2012 về việc phê duyệt Đề án bố trí viên chức kỹ thuật chăn nuôi, thú y, thú y viên thôn bản; viên chức kỹ thuật trồng trọt, bảo vệ thực vật làm việc tại các xã, phường, thị trấn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và Quyết định số 73/QĐ-SNN ngày 18 tháng 01 năm 2013 về việc quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức nhân viên kỹ thuật chăn nuôi, thú y, thú y viên thôn bản... làm việc tại các xã phường thị trấn trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Sau hơn 4 năm củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực, mạng lưới thú y cơ sở hiện nay đã thật sự khác biệt, có chuyển biến tích cựcso với giai đoạn trước năm 2013 và đang dần khẳng định sự “trưởng thành” về cả trình độ và năng lực quản lý nhà nước về công tác thú y tại cơ sở. Đến thời điểm tháng 5/2017, toàn thành phố có 562/584 Nhân viên kỹ thuật chăn nuôi thú y xã, phường, thị trấn và 2.412/2.607 thú y viên thôn, bản.
1. Trình độ chuyên môn
Qua hình trên cho thấy trên lộ trình củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực mạng lưới thú y cơ sở, những con số đã chứng minh được sự thay đổi rõ nét về trình độ chuyên môn của đội ngũ trưởng thú y xã, phường, thị trấn và thú y viên thôn, bản. Như vậy, với sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự nỗ lực, cố gắng không ngừng học tập của từng cá nhân, tập thể, hệ thống ngành từ một đội ngũ còn “rất non trẻ”, mạng lưới thú y đã và đang “chuyển mình”, từng bước khẳng định sự “trưởng thành” về trình độ chuyên môn, năng lực công tác và quản lý nhà nước. Với kết quả đó đã giúp chính quyền địa phương thực hiện tốtnhiệm vụ quản lý Nhà nước; xây dựng kế hoạch và các giải pháp thực hiện các chủ trương, chính sách về công tác chăn nuôi, thú y theo quy định của Nhà nước và của thành phố Hà Nội.
2. Hiệu quả quản lý nhà nước và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
Đến nay, hệ thống thú y cơ sở trên địa bàn Thành phố các hoạt động chuyên môn đã có những bước đột phá được các cấp, các ngành ghi nhận. Trước hết với vai trò thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, việc thực hiện chức năng tham mưu văn bản quản lý nhà nước có chuyển biến rõ nét. Chủ động tham mưu chính quyền địa phương chỉ đạo tổ chức, triển khai và quản lý tốt tình hình dịch bệnh, an toàn thực phẩm trên địa bàn, phát triển chăn nuôi…. Nhiều Ban Thú y đã tham mưu để địa phương có cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển về chăn nuôi, thú y. Một số huyện có mạng lưới thú y hoạt động hiệu quả cao như Đông Anh, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai, Thạch Thất, Chương Mỹ...
Về công tác giám sát, phát hiện dịch bệnh, đã có những “đột phá” so với giai đoạn trước năm 2013. Việc giám sát dịch bệnh được lực lượng này chủ động hoặc phối hợp cùng các tổ chức đoàn thể địa phương giám sát tới tận thôn, xóm, hộ chăn nuôi đảm bảo giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm, báo cáo kịp thời với chính quyền và cơ quan chuyên môn cấp trên từ đó đã kịp thời khoanh vùng, khống chế không để lây lan ra diện rộng.
Công tác tiêm phòng vacxin cho đàn vật nuôi là một nhiệm vụ trọng tâm của ngành thú y để chủ động tạo miễm dịch cho đàn vật nuôi. Hàng năm kết quả tiêm phòng đều đạt và vượt kế hoạch được giao; đối với vacxin ngoài ngân sách thành phố hỗ trợ Ban Thú y chủ động tuyên truyền, vận động người chăn nuôi mua bổ sung vacxin tiêm phòng cho đàn vật nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh, nhất là đối với bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hàng năm đều đạt tỷ lệ trên 90% kế hoạch.
Công tác vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường, đây là giải pháp quan trọng giúp chủ động ngăn chặn dịch bệnh phát sinh, lây lan, bảo vệ sản xuất, sức khỏe nhân dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Hàng năm, trên toàn địa bàn Thành phố tổ chức 5-6 lần tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường với trên 200 nghìn lít, kg hóa chất các loại. Để thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ mạng lưới thú y cơ sở đã chủ động tham mưu chính quyền địa phương kế hoạch triển khai, huy động hệ thống chính trị cùng vào cuộc và vận động nhân dân và các tổ chức có liên quan cùng tham gia thực hiện. Đây cũng là một khẳng định thực tế hiệu quả hoạt động của mạng lưới thú y cơ sở.
Những năm gần đây, công tác quản lý ATTP tại cơ sở được các cấp các ngành quan tâm trú trọng, lực lượng thú y xã phường, thị trấn đã có vai trò rất lớn trong việc tham mưu, tổng hợp, phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra, quản lý hoạt động chăn nuôi, quản lý thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, an toàn thực phẩm… trên địa bàn. Một số huyện làm rất có hiệu quả hoạt động này như quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Thanh Xuân, huyện Đông Anh, Thanh trì, Phúc Thọ ….
Về công tác chuyển giao kỹ thuật, mạng lưới thú y cơ sở còn có vai trò rất lớn trong việc tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ KHKT đến người dân trong lĩnh vực về phòng chống dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm. Sau hơn 4 năm được tổ chức kiện toàn, hàng vạn nông dân, người chăn nuôi đã được mạng lưới thú y cơ sở cùng các ngành liên quan tập huấn chuyên môn, hướng dẫn kỹ thuật về các quy trình chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh. Nhiều mô hình chăn nuôi, liên kết tiêu thụ sản phẩm được thực hiện có hiệu quả.
Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được, sau hơn 4 năm thực hiện Đề án, mạng lưới thú y cơ sở cũng còn bộc lộ những tồn tại hạn chế đó là ở một số nơi việc tham mưu cho các cấp chính quyền trong công tác phòng chống dịch bệnh còn yếu. Đặc biệt tham mưu việc quy hoạch chăn nuôi và quản lý hoạt động giết mổ gia súc gia cầm chuyển biến cón chậm, đến nay trên trên địa bàn thành phố còn 1074 cơ sở giết mổ trong đó chủ yếu là các cơ sở, điểm giết mổ nhỏ lẻ. Việc xây dựng cơ sở sở an toàn dịch bệnh tỷ lệ còn thấp, công tác xây dựng chuỗi liên kết từ chăn nuôi, giết mổ đến chế biến tiêu thụ sản phẩm chưa đáp ứng với tốc độ phát triển chăn nuôi trên địa bàn Thành phố.
Có thể khẳng định, tốc độ phát triển chăn nuôi của thành phố những năm qua đã có những bước tiến cả về quy mô và tổng đàn (đàn gia cầm trên 28 triệu con, đàn lợn gần 1,8 triệu con, đàn trâu bò trên 170 ngàn con); với kết quảđó có một đóng góp rất lớn của mạng lưới thú y cơ sở. Trong thời gian tới với sự quan tâm, chỉ đạo và đầu tư về kinh phí của Thành phố, các cấp, các ngành hiệu quả hoạt động của mạng lưới Thú y cơ sở tiếp tục được nâng lên cả về “chất” và “lượng” góp phần đảm bảo an toàn dịch bệnh, phát triển chăn nuôi ổn định và an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố./.
Mở rộng diện tích đối với mô hình nuôi cá lồng trong hồ chứa(25/10/2012)
Tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm(27/03/2013)
Những lưu ý khi điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm(16/10/2012)
Nghiêm chỉnh thực hiện phòng, chống dịch cúm gia cầm(16/10/2012)
Nuôi cá rô đầu vuông: Thời gian ngắn, hiệu quả cao(25/10/2012)