THỰC TRẠNG BỆNH VIÊM TỬ CUNG Ở BÒ SỮA TRONG CHĂN NUÔI NÔNG HỘ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ
1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh viêm tử cung là quá trình bệnh lí ở tử cung gây ra bởi các loại vi khuẩn làm tử cung chảy dịch nâu-đỏ, mùi khó chịu, gia súc sốt, uể oải, mệt mỏi, giảm ăn, nhịp tim tăng và sản lượng sữa giảm (Sheldon et al., 2006). Đây là bệnh thường gặp ở đường sinh dục bò cái và gây thiệt hại về kinh tế lớn nhất cho người chăn nuôi. Tỉ lệ viêm tử cung ở bò sau đẻ thường rất cao. Theo một nghiên cứu trên bò Holstein Friesian cho thấy: tỉ lệ viêm nội mạc tử cung dao động từ 37-74% tùy thuộc vào các trại bò khác nhau, với tỉ lệ trung bình là 53% (Gilbert et al., 2005). Bệnh viêm tử cung làm giảm năng suất sinh sản, kéo dài thời gian động dục, có chửa sau đẻ, tăng số lần phối giống/có chửa, tăng tỉ lệ thải loại, giảm sản lượng sữa, giảm số con sinh ra trong một đời bò mẹ (Gilbert et al., 2005, Dubuc et al., 2011). Tại một số tỉnh, thành ở Miền Bắc nước ta, đa số các hộ chăn nuôi bò sữa theo quy mô nông hộ từ 3 – 5 con, điều kiện chăm sóc, vệ sinh thú ý chưa đảm bảo nên bò sữa bị mắc bệnh viêm tử cung khá phổ biến. Trong khi đó, đa số cán bộ thú y cơ sở vẫn thường điều trị bệnh viên tử cung cho bò sữa theo kinh nghiệm chủ quan, chưa có điều kiện làm kháng sinh đồ để tìm ra kháng sinh phù hợp nên hiệu quả điều trị bệnh thấp. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá thực trạng bệnh viêm tử cung bò sữa trong chăn nuôi nông hộ và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh viêm tử cung.

2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu:

- Phòng thí nghiệm bộ môn Ngoại Sản ( Học Viện Nông nghiệp Việt Nam), Chi cục Thú y Hà Nội

- Các nông hộ chăn nuôi bò sữa tại huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội và huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc.

Thời gian: từ tháng 3 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016 (chủ yếu tác giả thực hiện nhiều trong thời gian ngoài giờ hành chính và ngày nghỉ)

2.2. Nuôi dưỡng, quản lý đàn bò được theo dõi

Những bò sữa trong nghiên cứu này được nuôi dưỡng tại các nông hộ ở Ba Vì (Hà Nội) và Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc). Chuồng trại được xây dựng đáp ứng yêu cầu, không trơn trượt gây sẩy thai (đây cũng là một trong các nguyên nhân “cộng hưởng” dễ dẫn đến viêm tử cung).

Bò sữa được cho ăn thêm thức ăn tinh tùy theo năng suất sữa và thức ăn thô xanh theo quy trình nuôi dưỡng bò sữa. Bò sữa được uống nước sạch tự do hàng ngày. Bò được khai thác sữa hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Bò được đảm bảo chế độ tiêm phòng và vệ sinh chuồng trại định kỳ.

2.3. Phương pháp thu thập số liệu

- Xác định thực trạng bệnh viêm tử cung ở bò sữa: Sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp người chăn nuôi kết hợp với việc theo dõi trực tiếp, sở dụng bảng câu hỏi bao gồm các thông tin: tên chủ hộ, địa điểm, qui mô chăn nuôi, giai đoạn bò bị mắc bệnh viêm tử cung. Thu thập thêm các thông tin dựa theo sổ sách lưu của các cán bộ thú ý cơ sở.

- Xác định độ mẫn cảm của các chủng vi khuẩn phân lập được từ dịch tử cung bò với các thuốc kháng sinh và hoá học trị liệu: Làm kháng sinh đồ theo ph­ương pháp của Kirby – Bauer (1996). Đánh giá kết quả dựa theo tiêu chuẩn quốc tế 1996 (antibiotic susceptibility testing 1996).

- Xác định phác đồ điều trị hữu hiệu: Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu tỷ lệ khỏi, thời gian điều trị và khả năng sinh sản của bò sữa sau khi được điều trị lành bệnh.

2.5. Xử lý số liệu

Số liệu được ghi chép và lưu trong file excel. Các tỉ lệ viêm tử cung ở các nhóm bò khác nhau được so sánh bằng phương pháp Chi-square với P<0,05 thì được cho là có ý nghĩa thống kê. Các so sánh được thực hiện trên phần mềm SPSS, phiên bản 22.

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng bệnh viêm tử cung ở bò sữa trong chăn nuôi nông hộ

Tiến hành khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa trong chăn nuôi nông hộ tại huyện Ba Vì - Hà Nội và huyện Vĩnh Tường -Vĩnh Phúc. Kết quả được trình bày tại bảng 1.

                Bảng 1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở bò sữa trong chăn nuôi nông hộ

tại một số địa phương thuộc miền bắc Việt Nam

Địa điểm

Số hộ khảo sát

Quy mô chăn nuôi

Số lượng bò theo dõi (con)

Bò bị viêm tử cung

Số lượng (n)

Tỷ lệ  (%)

Ba Vì – Hà Nội

124

3,52

436

103

23,62

Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc

109

3,86

421

86

20,43

Tổng số

233

3,68

857

189

22,05

Kết quả bảng 1 cho thấy: tỷ lệ bò sữa bị mắc bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa nuôi trong nông hộ là khá cao trung bình 22,05% (189/857). Tại huyện Ba Vì -Hà Nội là 23,62% (103/436), tại huyện Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc là 20,43% (86/421). Tỷ lệ bò sữa mắc viêm tử cung ở Hà Nội cao hơn sơ với bò sữa ở tỉnh Vĩnh Phúc, tuy nhiên, sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

Theo chúng tôi, tỉ lệ viêm tử cung ở bò sữa tại Việt Nam cao như vậy là do kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh thú ý cho bò sữa của các nông hộ chưa đảm bảo dungd kỹ thuật. Hơn nữa, trình độ điều trị bệnh sản khoa cho bò sữa của nhiều cán bộ thú y chưa đáp ứng yêu cầu dẫn đến bò bị kế phát sang bệnh viêm tử cung.

3.2. Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung bò sữa ở các giai đoạn khác nhau

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm tử cung ở hai giai đoạn. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.

          Bảng 2. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung bò sữa ở các giai đoạn khác nhau (n=189)

             Chỉ tiêu

Giai đoạn

Số con mắc (con)

Tỷ lệ mắc (%)

Chờ phối

69

36,51

Sau đẻ

120

63,49

Tổng

189

            100,00

Qua bảng 2 cho thấy, đàn bò sữa chủ yếu bị bệnh viêm tử cung ở giai đoạn sau đẻ (63,49%), giai đoạn chờ phối tỷ lệ mắc thấp hơn (36,51%).

Theo chúng tôi, giai đoạn chờ phối đàn bò sữa mắc bệnh do mầm bệnh xâm nhập vào tử cung từ giai đoạn đẻ; do công tác phối giống không đúng kỹ thuật, không đảm bảo vô trùng và có thể do nhiễm khuẩn đường tiết niệu nên khả năng nhiễm bệnh không nhiều. Trong khi đó, giai đoạn sau đẻ, đàn bò sữa chịu tác động của nhiều yếu tố gây bệnh viêm tử cung như công tác hộ lý đỡ đẻ không tốt, do tác động của dụng cụ sản khoa khi đỡ đẻ gây xây xước niêm mạc đường sinh dục và tử cung, điều kiện vệ sinh sau đẻ kém nên khả năng vi khuẩn xâm nhập vào tử cung gây bệnh là rất lớn.

3.3. Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc các thể viêm tử cung ở bò sữa 

Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2016), viêm tử cung có thể chia ra ba thể: viêm nội mạc tử cung, viêm cơ tử cung, viêm tương mạc tử cung. Việc chẩn đoán phân biệt các thể viêm tử cung có một ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng những phác đồ điều trị thích hợp với từng thể viêm nhằm đạt kết quả điều trị cao, thời gian điều trị ngắn, chi phí cho điều trị thấp đặc biệt là đảm bảo khả năng sinh sản cho gia súc cái. Dựa vào những biểu hiện triệu chứng lâm sàng điển hình của những con bò sữa mắc bệnh viêm tử cung kết hợp với việc khám tử cung bằng phương pháp khám trực tiếp thông qua trực tràng. Chúng tôi có được kết quả trình bày tại bảng 3.

Bảng 3. Tỷ lệ mắc các thể viêm tử cung ở bò sữa (n=189)

Thể viêm

Số mắc (con)

Tỷ lệ (%)

Viêm nội mạc tử cung

152

80,42

Viêm cơ tử cung

29

15,34

Viêm tương mạc tử cung

8

4,23

Tổng

189

100,00

Qua bảng 3, chúng tôi thấy, trong số bò mắc viêm tử cung, chủ yếu là bò mắc viêm nội mạc tử cung chiếm tỷ lệ cao 80,42%, tiếp đến là thể viêm cơ tử cung 15,34% và thấp nhất là viêm tương mạc tử cung 4,23%.

Bệnh viêm nội mạc tử cung thường xảy ra sau khi gia súc sinh đẻ, nhất là trong những trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ làm niêm mạc tử cung bị xây xát, tổn thương. Viêm cơ tử cung thường kế phát từ viêm nội mạc tử cung và viêm tương mạc tử cung kế phát từ thể viêm cơ tử cung. Vì vậy, theo chúng tôi để phòng bệnh viêm tử cung ở bò sữa có hiệu quả cần nâng cao tay nghề của đội ngũ cán bộ thú y cơ sở về thao tác xử lý bò khó đẻ, kỹ thuật điều trị các bệnh sản khoa ở bò sữa.

3.4. Kết quả xác định tính mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn có trong dịch viêm đường sinh dục bò sữa với một số thuốc kháng sinh và hoá học trị liệu

Nguyên tắc sử dụng kháng sinh cũng như yêu cầu thực tiễn sản xuất phải phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời. Vì vậy để đáp ứng kịp thời công tác điều trị chúng tôi đã làm kháng sinh đồ trực tiếp với cả tập đoàn vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung của bò mắc bệnh để chọn thuốc. Kết quả được trình bày tại bảng 4.

Bảng 4. Kết quả xác định tính mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn

Tên thuốc

Số mẫu kiểm tra

Số mẫu mẫn cảm

    Tỷ lệ (%)

\"\"\"\"Đường kính vòng vô khuẩn (mm)

 

Amoxicillin

Nguyễn Ngọc Sơn, Phó chi cục trưởng Chi cục thú y Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 8875
Tổng lượng truy cập: 28255973