Để chủ động phòng, chống dịch bệnh động vật với nguyên tắc phòng bệnh là chính, vì vậy công tác tiêm phòng vắc xin là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm tạo miễn dịch chủ động cho đàn gia súc, gia cầm. Tiêm phòng cũng là giải pháp nhằm ngăn chặn và khống chế có hiệu quả các dịch bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng gia súc, cúm gia cầm, tai xanh lợn, dại chó mèo và một số bệnh truyền nhiễm khác ở gia súc, gia cầm góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển ổn định.
Những năm qua việc tiêm phòng luôn được các cấp các ngành quan tâm trú trọng, đầu tư có hiệu quả, nhiều nơi tổ chức tiêm tốt tỷ lệ tiêm phòng cao góp phần đảm bảo an toàn dịch bệnh đàn gia súc gia cầm. Tuy nhiên ở một số nơi công tác tổ chức triển khai còn hạn chế nên tỷ lệ tiêm phòng còn thấp. Về phương thức triển khai thường chưa có điểm mới, chưa tạo được điểm nhấn.
Năm 2017, thực hiện kế hoạch tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm, thời gian triển khai từ tháng 3/2017 đến tháng 4/2017. Huyện Ba Vì đã phát động đợt tiêm phòng đại trà với những điểm mới nhằm nâng cao tỷ lệ tiêm phòng. Điểm mới đó là thay đổi phương thức tổ chức. Nếu như trước đây Ban chăn nuôi - thú y tiêm theo phương thức từng người đến hộ tiêm một, không tổ chức tiêm đồng loạt, với phương thức tổ chức tiêm truyền thống này chưa động viên và khuyến khích được người tiêm. Điểm mới năm nay là Ba Vì đã mạnh dạn thay đổi phương thức tổ chức tiêm bằng cách huy động lực lượng Thú y các xã tiêm theo phương thức “cuốn chiếu”, tổ chức tiêm ở thôn nào hết thôn đó. Cụ thể: 07 xã miền núi là Khánh Thượng, Minh Quang, Ba Vì, Ba Trại, Tản Lĩnh, Vân Hòa và Yên Bài; 07 xã ven sông là Cổ Đô, Tản Hồng, Phú Cường, Châu Sơn, Phú Châu, Chu Minh, Minh Châu và các xã đồng bằng trung du. Trong ngày huy động 12 đến 15 dây tiêm, mỗi dây tiêm phụ trách tiêm 01 thôn hoặc thôn nào có tổng đàn lớn thì 02 dây tiêm (mỗi dây tiêm từ 2 - 4 người). Việc tổ chức thành các dây tiêm này trực tiếp do cán bộ trạm Thú y Ba Vì theo dõi tổ chức phân công Thú y các xã, thị trấn và giám sát. Đồng thời làm việc với lãnh đạo chính quyền địa phương để thống kê danh sách, thông báo trên hệ thống truyền thanh xã để người dân chủ động biết kế hoạch tiêm phòng của các dây tiêm.
Việc thay đổi phương thức tiêm phòng đã mang lại hiệu quả rõ rệt đó là, tạo sự đồng thuận của mạng lưới thú y cơ sở. Công tác tổ chức có sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền địa phương, hỗ trợ kinh phí kịp thời; Đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng cao trong đợt đại trà hơn so với cùng ký 2016. Cụ thể tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm tiêm 747.800 lượt con đạt trên 90%; tiêm phòng vắc xin LMLM cho đàn lợn nái, đực giống tiêm được 43.525 lượt con đạt 90% so kế hoạch; vắc xin lở mồm long móng 122.251 lượt con đạt 74% so KH.
Với phương thức tổ chức tiêm phòng này cũng tác động mạnh đến ý thức của người chăn nuôi do thấy rõ được vai trò của lực lượng Thú y tại cơ sở và nghiêm chỉnh chấp hành việc tiêm phòng để phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; Bên cạnh đó quản lý được vật tư, vắc xin chặt chẽ, tiêm đến đâu thu hồi vỏ lọ đến đó. Thể hiện được vai trò của công tác phối hợp, hỗ trợ giữa các chính quyền, thú y trên địa bàn xã với các xã khác trên địa bàn toàn huyện.
Cũng qua phương thức tiêm tập trung cuốn chiếu này chính mạng lưới thú y đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm lẫn nhau trong chuyên môn, trong việc tiếp cận với hộ chăn nuôi. Trong quá trình thực hiện cán bộ thú y còn làm tốt công tác tư vấn cho người chăn nuôi về vai trò, ý nghĩa của việc tiêm phòng. Hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện tốt việc chăm sóc nuôi dưỡng sau tiêm phòng.
Mở rộng diện tích đối với mô hình nuôi cá lồng trong hồ chứa(25/10/2012)
Tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm(27/03/2013)
Những lưu ý khi điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm(16/10/2012)
Nghiêm chỉnh thực hiện phòng, chống dịch cúm gia cầm(16/10/2012)
Nuôi cá rô đầu vuông: Thời gian ngắn, hiệu quả cao(25/10/2012)