Vậy bắt đầu từ đâu và làm thế nào để tạo ra sản phẩm gia cầm sạch? Theo chúng tôi phải bắt đầu xây dựng liên kết chuỗi từ “con giống- chăn nuôi- giết mổ- vận chuyển- kinh doanh- sơ chế, chế biến – tiêu dùng” hay nói cách khác là an toàn “từ trang trại đến bàn ăn” mới đúng nghĩa là sản phẩm sạch và an toàn cho người tiêu dùng. Như vậy để có sản phẩm gia cầm sạch là phải làm tốt từng khâu trong quá trình hình thành chuỗi liên kết sản xuất cho đến tiêu dùng nêu trên. Phải đảm bảo thực hiện một cách đồng bộ từ sản xuất đến tiêu thụ. Mỗi khâu là một mắt xích trong chuỗi an toàn thực phẩm bởi chỉ trong 1 khâu trong mắt sích đó không đảm bảo cũng ảnh hưởng đến sự an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Một số giải pháp cụ thể cần thực hiện đó là:
Thứ nhất: Tăng cường công tác quản lý giống, khâu này thuộc các cơ quan quản lý nhà nước chứ người chăn nuôi không làm được. phải đảm bảo nhập giống cũng như quản lý để tránh thoái hóa, đồng huyết cận huyết giống từng bước nâng cao chất lượng giống cũng chính là an toàn cho sản phẩm. Thực trạng hiện nay công tác quản lý giống của nước ta còn nhiều hạn chế, nhiều giống bị thoái hóa nhưng vẫn được đưa vào sản xuất, nhiều giống không đảm bảo chất lượng nhưng người chăn nuôi vì lợi nhuận nên vẫn cho nuôi. Bên cạnh đó người chăn nuôi thường tự phát khi thấy giống nào nhu cầu người sử dụng cao là tập trung vào phát triển mà không có định hướng, quy hoạch rõ ràng nên nhiều khi bị khủng hoảng, cung cầu mất cân đối.
Thứ hai: Tăng cường quản lý thức ăn chăn nuôi: Gần đây cơ quan báo trí phản ánh nhiều đến việc người chăn nuôi lạm dụng kháng sinh thậm trí cả chất cấm trong chăn nuôi. Điều này là rất nguy hiểm vì khi gia cầm trong quá trình chăn nuôi sử dụng kháng sinh, chất cầm là trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm thịt gà sau giết mổ. Nguy hiểm hơn thực phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.
Thứ ba: Tập trung thực hiện việc quy hoạch vùng chăn nuôi gia cầm tập trung, giảm chăn nuôi nhỏ lẻ vừa để tạo điều kiện phát triển liên kết chuỗi vừa để tăng cường quản lý các khâu trong quá trình sản xuất. Đặc biệt khi tạo vùng chăn nuôi gia cầm tập trung sẽ quản lý được cả vấn đề về môi trường chăn nuôi. Thực tế hiện nay chăn nuôi tự phát, chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn còn chiếm tỷ lệ cao (khoảng 70 %) nên việc quản lý các khâu để đảm bảo có sản phẩm tốt, sản phẩm sạch gặp rất nhiều khó khăn.
Thứ tư: Tăng cường quản lý giết mổ: Thực trạng từ phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ đi kèm với giết mổ nhỏ lẻ thiếu sự quản lý của các cơ quan chuyên môn nên cũng dẫn đến tình trạng sản phẩm gia cầm đưa ra thị trường chưa được đảm bảo. Vì vậy trong thời gian tới cần có sự vào cuộc của các cấp chính quyền đển đưa việc viết mổ vào tập trung có sự quản lý. Mặc sù bài toán khó nhưng vẫn giải được vì Luật ATTP và Luật Thú y đã có hiệu lực. Cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp chính quyền và sự đồng thuận của người chăn nuôi thì chắc chắn sẽ quản lý được hoạt động giết mổ gia súc gia cầm có như vậy người tiêu dùng mới yên tâm sử dụng sản phẩm gia cầm trên thị trường.
Thứ năm: Cần có cơ chế chính sách, sự hỗ trợ và sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng chuối liên kết sản phẩm gia câm. Hiện nay việc xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở cũng như các doanh nghiệp gặp khá nhiều khó khăn. Nguyên nhân thì có nhiều song có nguyên nhân cơ bản là thiếu sự đồng bộ từ sản xuất đến tiêu dùng, các doanh nghiệp chưa xây dựng được vùng nguyên liệu và chưa tạo được liên kết giữa các mắt sích trong đó phải kể đến khâu giết mổ gia cầm. Cơ sở đủ điều kiện thì phải đầu tư khu giết mổ, trang thiết bị quá tốn kém nhưng lại không xây dựng được nguồn nguyên liệu cho đâu vào và chưa cấm được việc giết mổ nhỏ lẻ vậy nên các doanh nghiệp rất khó khăn trong tạo liên kết chuỗi. Đây là một thực trạng cần tháo gỡ để có sản phẩm gia cầm sạch trong thời gian tới.
Thứ sáu; Tiếp tục cải tiến việc phân phối sản phẩm gia cầm sạch đến tay người tiêu dùng. Gần đây các cửa hàng tiện ích, các siêu thị bán sản phẩm thịt gia súc gia cầm đã mọc lên khá nhiều để đảm bảo tính tiện lợi. Bên cạnh đó các cơ sở bán có nhiều phương thức tiếp cận quảng bá sản phẩm. Song người tiêu dùng vẫn có cảm nhận chưa yên tâm thật sự về sản phẩm sạch hay không sạch hay phân biệt như thế nào là sản phẩm sạch an toàn. Vì vậy cần có sự thay đổi về phương thức cũng như về cách nhận biết để người dân yên tâm. Ngoài công nghệ thông tin theo Chúng tôi điều quan trọng đó là để người tiêu dùng tiếp cận được cả các vùng nguyên liệu, để minh chứng được người tiêu dùng đang dùng sản phẩm rất rõ nguồn gốc xuất xứ từ những nhà sản xuất thực thụ. Bên cạnh đó là việc xây dựng nhãn hiệu thương hiệu sản phẩm rõ ràng vừa để bảo vệ quyền lợi cho nhà sản xuấ vừa bào vệ cho người tiêu dùng. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu về ATTP cho người tiêu dùng trong thời gian tới.
Thứ bày: về vấn đề thông tin tuyên truyền trong lĩnh vực thực phẩm gia cầm sạch cũng cần tiếp tục được cải tiến đổi mới. Cần tuyên truyền địa chỉ tin cậy, các mô hình điển hình, uy tín, quy mộ rộng tự khắc quy mô nhỏ lẻ làm ăn theo phương thức “tự phát” dần sẽ bị loại thải. Đây cũng chính là động lực để các doanh nghiệp các cơ sở làm ăn có uy tín thực hiện tốt các quy định tồn tại và phát triển
Thứ tám: Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm các khâu trong quá trình sản xuất từ chăn nuôi – giết mổ - chế biến tiêu thụ sản phẩm gia cầm. Động viên khuyến khích luôn đi kèm với xử lý vi phạm để tồn tại và phát triển. Thực tế không thể tránh được bên cạnh sự phát triển thực phẩm gia cầm sạch thì vẫn còn đâu đó một bộ phận không nhỏ vẫn phát triển nhỏ lẻ, vẫn lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trục lợi, vẫn có tư duy chạy theo lợi nhuận. Vì vậy các cơ quan quản lý nhà nước cần phải tăng cường kiểm tra xử lý nghiêm những hành vi vi phạm trong lĩnh vực ATTP nói chung trong thực phẩm gia cầm sạch nói riêng có như vậy sẽ tạo sự đồng thuận cao của người sản xuất và người tiêu dùng trong xu thế hội nhập và phát triển.
Với những giải pháp trên được sự quan tâm vào cuộc của các cấp, các ngành chắc chắn sản phẩm gia cầm sạch có bước chuyển biến mạnh mẽ đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng./.
Mở rộng diện tích đối với mô hình nuôi cá lồng trong hồ chứa(25/10/2012)
Tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm(27/03/2013)
Những lưu ý khi điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm(16/10/2012)
Nghiêm chỉnh thực hiện phòng, chống dịch cúm gia cầm(16/10/2012)
Nuôi cá rô đầu vuông: Thời gian ngắn, hiệu quả cao(25/10/2012)