Gương điển hình tiên tiến Ông Đoàn chuyên “lợn giống”
Đến xã Tiên Dương (huyện Đông Anh – TP Hà Nội) hỏi về chăn nuôi lợn, ai cũng biết và giới thiệu ngay về ông Đinh Văn Đoàn người chuyên sản xuất lợn giống. Gặp ông, với dáng người nhanh nhẹn khỏe mạnh nhưng đậm chất một người nông dân thực thụ. Ông phấn khởi nói ngay, năm vừa rồi thuận buồm suôi gió với 500 lợn nái nuôi ông thu lợi gần 4 tỷ VNĐ/năm. Quả thật một con số thu nhập tưởng như “không thể” nhưng hoàn toàn là một thực tế của một người nông dân Thủ Đô.

Ghi nhận hành trình vào nghề chăn nuôi lợn, bắt đầu từ năm 2001 ông làm nghề kinh doanh cám lợn, cám gà, ông thường đi các trang trại để trực tiếp giao hàng. Với “chất lính” sẵn có và ham muốn làm một nghề gì đó có kinh tế gia đình, ông lân la học hỏi thấy nghề chăn nuôi lợn cũng nhiều cái hay vì nhu cầu hàng ngày người dân sử dụng thịt lợn là rất lớn; như vậy đầu ra cho sản phẩm là yên tâm, ông vào nghề chi đơn giản là vậy. Năm 2005 mạnh rạn đặt vấn đề với địa phương thuê đất lập trang trại, được lãnh đạo xã đồng tình ủng hộ tạo điều kiện cho ông thuê với diện tích 7.200 m2 (tại khu Đồng Thượng thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương huyện Đông Anh), ông ra lập trang trại và đam mê với con lợn từ đó.

    Nhìn lại thủa ban đầu khi mới lập trang trại ông gặp không ít khó khăn, có những lúc tưởng chừng đã thất bại, cụ thể khi xây dựng chuồng trại xong ông đi vào nuôi lợn thịt (giai đoạn năm 2005 – 2007) nhưng do thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ thuật ông đã phải trả giá đắt vì thua lỗ. Không chịu thất bại, ông bắt đầu đi học hỏi các trang trại, cách làm là ông đến ở hẳn các trang trại vài ngày để đêm đến dậy đi thăm lợn và trực tiếp phụ giúp cán bộ kỹ thuật dọn dẹp chuồng trại và đỡ đẻ cho lợn. Với những trải nghiệm thực tế và lòng quyết tâm, sau mười năm ông đi sâu vào nghề chăn nuôi lợn giống (chuyên nuôi lợn nái), giờ đây ông đã có được thành công đáng ghi nhận.

Hỏi về kinh nghiệm làm “con giống”, ông như thả hồn nói về nghề, trước hết người nuôi phải có “chữ tâm” mới làm được con giống vì con giống đòi hỏi rẩt tỷ mỷ và kỹ thuật khá cao, không đơn giản và làm “luộn thuộm:” được. Đã làm con giống phải giữ được giống gốc không bị pha tạp mới có độ bền. Như ông nói khâu quản lý là quan trọng nhất vì có quản lý tốt mới có chất lượng đàn giống tốt. Quản lý ở đây là từ khâu chọn giống đến các quy trình chăn sóc nuôi dưỡng,  và vệ sinh phòng bệnh. Kinh nghiệm ở ông cho thấy giống còn có yếu tố kháng bệnh, nếu chất lượng giống tốt có nhiều khả năng kháng bệnh tốt, chăn nuôi không bị rủi ro. Yếu tố kỹ thuật ở đây là phải quan sát hàng ngày, tạo một thòi quen gần như ngày nào cũng phải có mặt ở chuồng nuôi để vừa gần gũi hiểu được tập tính từng con vật vừa sớm phát hiện ngay những biểu hiện bất thường kịp thời xử lý không để lợn bệnh rồi mới chữa, vừa tốn kém vừa nguy hiểm, tính rủi ro cao.

Công tác tiêm phòng, vệ sinh tiêu độc chuồng trại phải làm nghiêm ngặt, không thể chủ quan được, có tư duy và quan niệm này nên từ ngày lập trang trại ông chưa để dịch bệnh xảy ra. Kinh nghiệm là vệ sinh cơ giới chuồng trại thật tốt mới dùng thuốc sát trùng như vậy vừa đỡ tốn thuốc vừa đảm bảo chất lượng hạn chế mầm bệnh. Bao giờ cũng phải dọn sạch sẽ chuồng trại, gạt hết chất thải rắn như phân, rác, chất độn chuồng sau đó với phun thuốc sát trùng như vậy thuốc sát trùng sẽ tiếp xúc trực tiếp đến mầm bệnh để hạn chế và ngăn chặn mầm bệnh.

Về bảo hộ con giống, đây cũng chính là thương hiệu và uy tín mà ông Đoàn có được trong những năm qua. Như ông chia sẻ, để người mua con giống được yên tâm khi chăn nuôi, ông phải làm tốt công tác tư vấn kỹ thuật giúp người dân thực hiện nghiêm các quy trình chăn nuôi. Điều quan trọng là ông đã làm tốt tất cả các khâu về quản lý, tiêm phòng, vệ sinh thú y cho các loại lợn trước khi xuất chuồng. Mỗi con lợn từ trang trại của ông xuất chuồng đều đã được chăm sóc, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin  như dịch tả, tụ huyết trùng, đóng dấu, phó thương hàn, Ecoli, … hơn nữa phải đảm bảo 100 % lợn khỏe mạnh, có đầy đủ phẩm chất giống, lý lịch rõ rang. Để làm được điều này ông khẳng định chính quy trình “ViệtGaps” mà ông được học được cấp chứng nhận đã giúp ông hoàn thiện mình hơn. Nói về quy trình “VietGaps” trong chăn nuôi lợn, ông nói ngay từ khi tham gia “VietGaps” ông như được “cứu cánh” về quy trình kỹ thuật, được mở mang kiến thức và quan trọng là tính hiệu quả trong chăn nuôi. Từ khi có quy trình “ViêtGap” cứ tuần tự như tiến làm theo một cách bài bản, nghiêm túc thì thấy hiệu quả là rõ rệt. Từ khâu xây dựng chuồng trại đến quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh, tiêm phòng, vận chuyển, xuất bán, tất cả tuần thủ theo quy trình “ViệtGaps” mọi việc đều thuận buồm suôi gió không hề có trục trặc, rủi ro. Nếu như trước đây chưa tham gia “VietGaps” nhiều khi phải trăn trở, thiếu yên tâm khi xuất bản những lô con giống lớn vì sợ rằng khách hàng phản hồi lại con giống bị trục trặc, con giống không đảm bảo chất lượng thì giờ đây ông đã khẳng định khi xuất bán con giống ông hoàn toàn yên tâm.

Về nhân công lao động trong trang trại, với 500 lợn nái nhưng ông chỉ sử dụng 13 lao động chính cho tất cả các hoạt động tại trang trại. Từ chăm sóc nuôi dưỡng đến vệ sinh, tiêm phòng, xuất bán và tư vấn kỹ thuật, bảo hộ con giống. Ông cũng nói luôn, mấy năm qua ông cũng tạo một động lực để những người gắn bó với ông có tâm huyết với nghề làm “con giống” vì để họ hiểu từng tập tính con giống không phải một sớm một chiều mà đòi hỏi phải có lòng đam mê và có thời gian trải nghiệm. Thu nhập từ 5 -7 triệu đồng/người/tháng, so với một số doanh nghiệp không cao nhưng ông cũng tạo công ăn việc làm ổn định cho số người lao động tại địa phương. Nhiều người đã gắn bó với ông từ ngày xây dựng trang trại đến nay, đã hành trình đi các tỉnh, thành để làm tư vấn kỹ thuật về con lợn khi xuất bán. Cũng chính từ khâu quản lý tốt từ con người làm chuyên môn đến khâu kỹ thuật nên lợn giống của ông xuất ra đều được mọi người ưa chuộng, tin dùng. Tiếng lành đồn xa, đến nay với cơ sở của ông không đủ để cung cấp giống cho các tỉnh, thành, nhiều khi đành chấp nhận lời trách cứ của bà con nông dân “sao không mở rộng quy mô sản xuất”.

Thuận lợi là vậy song ông Đoàn cũng chia sẻ những khó khăn trong nghề làm “lợn giống” đó là việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm. Đến nay mặc dù đã làm nghề sản xuất giống hơn 10 năm nay nhưng ông cũng chưa xây dựng được tên miền, nhẫn hiệu sản phẩm cho chính mình. Muốn mở rộng sản xuất nhưng lại hạn chế, khó khăn về vốn, nhất là về đất đai không thể mở rộng được. Thị trường tiêu thụ, mặc dù con giống của ông mang đến được nhiều tỉnh, thành song không ổn định bởi người chăn nuôi cũng bị ảnh hưởng chung về mặt bằng giá, có lúc giá lên quá cao khi lại tụt xuống quá thấp đến “giật mình” làm cho người chăn nuôi không thể yên tâm để sản xuất, để đầu tư. Bên cạnh đó giá thức ăn đầu vào, việc nhập lậu lợn vào thị trường Việt Nam nhất là vào dịp trước, trong và sau tết Nguyên Đán hàng năm làm cho giá con giống, giá lợn thương phẩm thay đổi đến “chóng mặt” làm cho người chăn nuôi nhiều lúc lao đao. Biến động này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến ngành chăn nuôi lợn nói chung, trang trại lợn giống của ông nói riêng. Đây cũng chính là những thách thức đặt ra cho các cấp, các ngành nhất là ngành chăn nuôi trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới.

Nói về định hướng năm 2017 và những năm tiếp theo ông cho biết sẽ cố gắng mở rộng sản xuất song vẫn là bước đi “vừa phải” không tăng đàn quá nhanh vì ông rất lo xu thế thị trường và kinh tế thế giới hội nhập. Lý do đơn giản là bản thân ông xuất phát từ người nông dân thực thụ hơn nữa chưa có nhiều cơ sở để ông mở rộng sản xuất theo phương thức công nghiệp tầm vĩ mô. Dự kiến ông sẽ tăng đàn trên 700 lợn nái đến năm 2020 và sẽ xây dựng thêm một trang trại chăn nuôi lợn thịt để tạo một chuỗi khép kín từ chăn nuôi – giết mổ - chế biến – tiêu thụ sản phẩm phù hợp vơi xu thế phát triển của ngành chăn nuôi cũng như đáp ứng một phần nhu cầu tất yếu của thị trường.  Ông cũng luôn mong các cơ quan chức năng và địa phương tạo điều kiện giúp đỡ về phương thức xây dựng thương hiệu nhãn hiệu sản phẩm. Quan tâm tạo điều kiện có các chính sách tác động vào khâu quản lý giống, phòng chống dịch bệnh, vác xin hóa chất, xây dựng cơ sở an toàn dịch để người chăn nuôi yên tâm đầu tư phát triển sát xuất. Mặt khác ông cũng mong muốn việc xây dựng cơ sở sản xuất giống đòi hỏi có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng để chất lượng giống tốt có mặt trên thị trường có như vậy mới thúc đẩy chăn nuôi phát triển.

Chia sẻ về tính cộng đồng cùng phát triển với người chăn nuôi, từ khi ông mở trang trại gắn bó với nghề làm “lợn giống” ông cũng đã đi không biết bao nhiêu nơi để học hỏi kinh nghiệm về phát triển con lợn. Bên cạnh đó ông cũng đã luôn sẵn sàng chia sẻ và tiếp nhiều đoàn từ các tỉnh, thành đến trang trại ông để tham quan học hỏi. Đây cũng chính là “cái tâm” như ông nói hành nghề làm con giống mà ông có được những năm qua. Hy vọng với những kinh nghiệm từ nghề “làm con giống” của ông Đoàn, nhiều người chăn nuôi có thêm bài học kinh nghiệm để phát triển sản xuất đưa ngành chăn nuôi thích ứng với nền kinh tế hội nhập. Mọi thông tin xin liên hệ trực tiếp với ông Đinh Văn Đoàn, thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, TP Hà Nội (ĐT 0915943131)./.

Nguyễn Ngọc Sơn, Phó chi cục trưởng Chi cục thú y Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 488
Tổng lượng truy cập: 27910359