- Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản phải theo quy hoạch của địa phương.
- Cơ sở phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản, tiêu chuẩn vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
- Con giống nuôi thả phải có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền.
- Sử dụng các loại thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất theo quy định của pháp luật,...
Đặc biệt, để không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng do sử dụng sản phẩm thủy sản được nuôi tại Hà Nội, người NTTS cần lưu ý nắm bắt danh mục các loại hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản đã được Bộ Nông nghiệp&PTNT quy định tại Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể:
TT |
Tên hoá chất, kháng sinh |
TT |
Tên hoá chất, kháng sinh |
1 |
Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng |
13 |
Các Nitroimidazole khác |
2 |
Chloramphenicol |
14 |
Clenbuterol |
3 |
Chloroform |
15 |
Diethylstilbestrol (DES) |
4 |
Chlorpromazine |
16 |
Glycopeptides |
5 |
Colchicine |
17 |
Trichlorfon (Dipterex) |
6 |
Dapsone |
18
|
|
7 |
Dimetridazole |
19 |
Nhóm Fluoroquinolones (cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Bắc Mỹ) |
8 |
Metronidazole |
20 |
Cypermethrin |
9 |
Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone) |
21 |
Deltamethrin |
10 |
Ronidazole |
22 |
Enrofloxacin |
11 |
Green Malachite (Xanh Malachite) |
23 |
Trifluralin |
12 |
Ipronidazole |
|
|
Để góp phần vào sản xuất thủy sản đảm bảo ATTP cung cấp cho người tiêu dùng trong thời gian tới ,người NTTS cần làm tốt các quy định trên./.
Mở rộng diện tích đối với mô hình nuôi cá lồng trong hồ chứa(25/10/2012)
Tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm(27/03/2013)
Những lưu ý khi điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm(16/10/2012)
Nghiêm chỉnh thực hiện phòng, chống dịch cúm gia cầm(16/10/2012)
Nuôi cá rô đầu vuông: Thời gian ngắn, hiệu quả cao(25/10/2012)