1. Lựa chọn bò vỗ béo
Đối tượng bò được đưa vào vỗ béo: Những con bò không sử dụng để cày kéo, vắt sữa, sinh sản; bê, bò đực, không mắc bệnh truyền nhiễm.
Khi chọn bò vỗ béo cần lưu ý:
- Giống: Bò lai phát triển nhanh hơn các giống bò địa phương;
- Giới tính: Bò đực phát triển nhanh hơn bò cái;
- Tuổi bò: Bò càng già hiệu quả sử dụng thức ăn càng kém;
- Thể trạng: Bò gầy vỗ béo cho hiệu quả cao hơn bò có thể trạng béo;
- Sức khỏe và ngoại hình: Bò không mắc bệnh, mắt tinh nhanh, có thân hình cân đối, đầu thanh, chân thanh, bụng thon, da đàn hồi tốt, lông mịn, đuôi luôn luôn cử động, cụm lông đuôi dài.
Những con bò thuộc đối tượng trên phải được phân nhóm theo tuổi, giống, giới tính và thể trạng. Những bò bị bệnh phải điều trị khỏi bệnh trước khi vỗ béo.
2. Cách xác định khối lượng cơ thể bò
Có nhiều cách xác định khối lượng cơ thể bò như dùng cân, dùng thước đo chuyên dụng hoặc sử dụng thước dây. Cách đo bằng thước như sau:
Cách đo bò |
Để bò đứng nơi bằng phẳng và đo vòng ngực (VN), dài thân chéo (DTC) như hình vẽ. Khi có được số đo của VN và DTC áp dụng vào công thức tính:
P = [(VN x VN) x DTC x 90] ± 5%
Trong đó: P: Khối lượng (kg); VN: Vòng ngực (m); DTC: Dài thân chéo (m). Nếu bò béo +5%, bò gầy -5% khối lượng vừa tính được.
3. Tẩy ký sinh trùng
Trước khi đưa vào vỗ béo bò phải tẩy nội, ngoại ký sinh trùng:
- Ngoại ký sinh trùng: ve, rận, mòng... Sử dụng một trong các loại thuốc như sau: Ivermectin, Deltamethrin, Pyrethroid... Cách sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Nội ký sinh trùng: giun sán đường ruột, giun phổi, sán lá gan… Sử dụng một trong các loại thuốc sau: Ivermectin, Albendazol, Levamisol, Mebendazol, Fenbendazol, Benzimisazol, Bithionol... Cách sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
4. Thức ăn
Thức ăn dùng vỗ béo bò bao gồm: thức ăn thô xanh, phụ phẩm, thức ăn tinh, khoáng đa - vi lượng và vitamin. Ưu tiên tận dụng thức ăn sẵn có tại địa phương.
* Thức ăn thô xanh: Các loại cỏ tự nhiên, cỏ trồng, thức ăn ủ chua, phụ phẩm nông nghiệp, phụ phẩm công nghiệp (rỉ mật, vỏ hoa quả, bã bia, bã rượu, bã đậu, phụ phẩm dứa, ...), thức ăn xanh chiếm 55 - 60% vật chất khô trong khẩu phần.
* Thức ăn tinh: Thức ăn tinh chiếm 40 - 45% vật chất khô trong khẩu phần.
Phối trộn thức ăn tinh:
Yêu cầu chung:
- Phải có ít nhất ba loại nguyên liệu thức ăn trở lên. Càng có nhiều loại nguyên liệu trong thành phần càng tốt, nên tận dụng tối đa nguyện liệu sẵn tại địa phương.
- Các nguyên liệu đem phối trộn phải đảm bảo có chất lượng tốt, khô, không hấp hơi hoặc vón cục, không ôi, mốc và không có mùi lạ.
- Trước khi phối trộn các nguyên liệu thức ăn phải được nghiền nhỏ. Khối lượng nguyên liệu đem phối trộn phải phù hợp với nhu cầu sử dụng, tránh giảm chất lượng thức ăn do phải bảo quản lâu.
Công thức phối trộn:
Bảng 1: Công thức phối trộn thức ăn tinh cho bò vỗ béo (16% protein thô)
Đơn vị tính: kg
STT |
Loại nguyên liệu |
Số lượng |
1 |
Bột ngô |
39 |
2 |
Cám gạo |
22 |
3 |
Đậu tương rang |
15 |
4 |
Bột sắn |
15 |
5 |
Premix khoáng |
2 |
6 |
Muối |
2 |
7 |
Rỉ mật |
3 |
8 |
Urê |
2 |
|
Tổng số |
100 |
Bảng 2: Công thức phối trộn thức ăn tinh cho bò vỗ béo (18% protein thô)
Đơn vị tính: kg
STT |
Loại nguyên liệu |
Số lượng |
1 |
Bột ngô |
31 |
2 |
Bột cá |
9 |
3 |
Bột sắn |
67 |
4 |
Bột xương |
1 |
5 |
Muối |
2 |
6 |
Urê |
2 |
|
Tổng số |
112 |
Bảng 3: Công thức phối trộn thức ăn tinh cho bò vỗ béo (20% protein thô)
Đơn vị tính: kg
STT |
Loại nguyên liệu |
Số lượng |
1 |
Bột ngô |
30 |
2 |
Cám gạo |
23 |
3 |
Đậu tương rang |
30 |
4 |
Bột sắn |
10 |
5 |
Premix khoáng |
1,5 |
6 |
Muối |
2 |
7 |
Rỉ mật |
3 |
8 |
Urê |
1,5 |
|
Tổng số |
100 |
Bảng 4. Khẩu phần ăn cho bò vỗ béo