Tuyên truyền, hướng dẫn nghiệp vụ triển khai Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT cho cán bộ huyện, xã trên địa bàn Hà Nội
Từ khi Luật An toàn thực phẩm được ban hành năm 2010, các hình thức và biện pháp quản lý an toàn thực phẩm của các bộ, ngành liên quan đều tập trung vào đối tượng quản lý là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm quy mô lớn có giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư. Hàng loạt những quy định khắt khe về điều kiện kinh doanh thực phẩm được ban hành nhằm bảo đảm hàng hóa của các cơ sở này phải bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng.

          Từ khi Luật An toàn thực phẩm được ban hành năm 2010, các hình thức và biện pháp quản lý an toàn thực phẩm của các bộ, ngành liên quan đều tập trung vào đối tượng quản lý là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm quy mô lớn có giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư. Hàng loạt những quy định khắt khe về điều kiện kinh doanh thực phẩm được ban hành nhằm bảo đảm hàng hóa của các cơ sở này phải bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên một khối lượng lớn thực phẩm được sản xuất và đưa ra thị trường hàng ngày có nguồn gốc từ khâu “sản xuất ban đầu” lại chưa được quan tâm quản lý.

 Chính vì lý do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 02 năm 2015. Tuy nhiên, phần lớn các xã đều chưa tiến hành thực hiện,  một số lãnh đạo và cán bộ chuyên môn của xã còn chưa biết đến thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT và trách nhiệm của mình trong việc triển khai thông tư này.

Thực hiện sự chỉ đạo của Sở Nông nghiệp&PTNT Hà Nội, trong tháng 3 và tháng 4 vừa qua, Chi cục Thủy sản đã triển khai 06 lớp bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ triển khai thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT trong lĩnh vực thủy sản cho cán bộ huyện, xã  tại các huyện: Ứng Hòa, Thanh Trì, Quốc Oai, Ba Vì, Phú Xuyên và Thường Tín với nội dung phổ biến các quy định của Nhà nước về điều kiện đảm bảo ATTP, phương thức quản lý bảo đảm ATTP đối với cơ sở sản xuất thủy sản ban đầu nhỏ lẻ; cách thức tổ chức cho các cơ sở ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn: tổ chức đánh giá tình hình sản xuất của cơ sở, ghi nội dung cam kết…; phương pháp kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung đã cam kết của các cơ sở đã ký cam kết; phương pháp, nội dung tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn cho các cơ sở sản xuất thủy sản ban đầu nhỏ lẻ. Các buổi tập huấn của Chi cục Thủy sản đã được sự ủng hộ nhiệt tình của phòng Kinh tế huyện cũng như các xã có diện tích nuôi trồng thủy sản. Các học viên đã tham gia một cách đầy đủ, chăm chú để sau lớp bồi dưỡng có thể triển khai hiệu quả tại địa phương.

Dự kiến đến hết tháng 6/2016 Chi cục Thủy sản sẽ tiếp tục thực hiện 05 lớp hướng dẫn nghiệp vụ triển khai thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT trong lĩnh vực thủy sản trên địa bàn các huyện có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn trên địa bàn Hà Nội. Hy vọng, với sự tập trung, nỗ lực của các cán bộ, người Nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Thành phố sẽ nâng cao được năng suất, chất lượng sản phẩm thủy sản trong thời gian tới./.

Lê Thị Dung – Chi cục Thủy sản Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 1625
Tổng lượng truy cập: 28282390