Trong những năm gần đây, bệnh dại đang có chiều hướng gia tăng và thực sự là mối nguy hiểm lớn cho con người và vật nuôi. Cho đến nay, bệnh dại vẫn chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu khi bệnh đã bộc phát. Tuy nhiện, đây là một bệnh có thể chủ động phòng tránh được.
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút dại gây ra, thường tác động lên hệ thần kinh. Người bị mắc bệnh dại do bị lây truyền vi rút dại qua vết cắn, vết cào, liếm của động vật bị dại trên da bị tổn thương (thường là chó, mèo). Người đã bị bệnh dại gần như tử vong 100%. Trên thế giới hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh dại nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Cách truyền lây của bệnh dại trong tự nhiên tất cả các loài động vật máu nóng đều mắc bệnh, mẫn cảm như: Chó, mèo, chó sói, cáo,...Đặc biệt chó, mèo mắc bệnh nhiều nhất, người rất mẫn cảm với bệnh dại. Đường xâm nhập trực tiếp qua vết cắn của chó, mèo bị bệnh dại; gián tiếp do người hoặc gia súc bị tổn thương cơ giới tiếp xúc với nước bọt của chó, mèo bị dại hoặc vi rút có thể qua niêm mạc mắt nguyên lành. Vi rút không sinh sản ở vết cắn mà theo dây thần kinh về hạch rồi vào thần kinh trung ương.
Thời gian nung bệnh (từ khi bị cắn đến khi phát bệnh) dài hay ngắn phụ thuộc vào vết cắn ở gần hay xa thần kinh trung ương (não bộ - đầu) và loài gia súc; độ nông sâu của vết cắn; số lượng độc lực của virut trong nước bọt. Ở người trung bình là 40 ngày, ở chó khoảng 25 ngày.
Chó mắc bệnh dại thường xảy ra ở hai thể, thể điên cuồng chó dại lên cơn dữ dội, hàm trễ, mắt đỏ ngầu, mất thần sắc tạo thành bộ mặt đặc biệt, chảy dãi, xùi bọt mép trắng như xà phòng, không còn cảm giác, đi như điên lao vào mọi người kể cả chủ cắn xé. Chó sợ gió, sợ nước, bỏ nhà đi lung tung có khi hàng chục km, bạ gì ăn đấy, có khi nuốt cả vật lạ, những cơn điên như thế nối tiếp; chó gầy rất nhanh rồi chuyển sang bại liệt và chết. Thể bại liệt chó thể hiện các trạng thái bất thường thấy con vật buồn bã, ngơ ngác, bồn chồn, ăn ít hay bỏ ăn. Sau đó lặng lẽ chui vào xó tối nằm lì - gọi là thể dại “câm” hay thể dại “im lặng”. Vài ngày sau đó chó bị liệt chân, liệt hàm (hàm trễ), lưỡi thè ra, nước dãi chảy tự do và không cắn được, chó gầy sút nhanh, nằm một chỗ rồi chết. Riêng chó con ít khi gặp ở thể dại điên cuồng, phần lớn chó con bị bệnh hay mơn chớn cắn hoặc liếm chân người, buồn bã, rồi chết sau từ 3 - 5 ngày trong trạng thái bại liệt hoàn toàn (thể dại này rất nguy hiểm do khó nhận biết)
Bệnh dại nguy hiểm ở chỗ khi đã lên cơn dại thì không thể chữa trị được kể cả người và động vật. Chỉ phòng bệnh bằng vắcxin dại nhược độc khi bị chó cắn. Để chủ động phòng bệnh dại người nuôi, buôn bán, giết mổ, vận chuyển kinh doanh chó, mèo cần thực hiện: \"5 không\" đó là không nuôi chó, mèo chưa khai báo với chính quyền địa phương. Không nuôi chó, mèo không tiêm phòng bệnh dại. Không nuôi chó thả rông; không để chó cắn người; không nuôi chó, mèo gây ô nhiễm môi trường.
Bệnh dại là bệnh lây giữa người và gia súc vì vậy khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Cách phòng bệnh tốt nhất là phải tiêm phòng cho 100% chó, mèo nuôi đầy đủ và nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành Thú y.
2. Nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.
3. Diệt chó chạy rông, chó vô chủ
4. Không nên đùa nghịch, chọc phá các con vật nuôi.
5. Khi bị chó, mèo cắn cần: Rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút. Nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường, đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại. Vết thương cần được rửa sạch với cồn 70%, cồn iod hoặc povidone-iodine (nếu có). Hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương. Đến ngay Trung tâm y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại, tuyệt đối không tự chữa hoặc nhờ thầy lang khám chữa.
Mở rộng diện tích đối với mô hình nuôi cá lồng trong hồ chứa(25/10/2012)
Tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm(27/03/2013)
Những lưu ý khi điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm(16/10/2012)
Nghiêm chỉnh thực hiện phòng, chống dịch cúm gia cầm(16/10/2012)
Nuôi cá rô đầu vuông: Thời gian ngắn, hiệu quả cao(25/10/2012)