Việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi thời gian qua được dư luận xã hội rất quan tâm mặc dù với số lượng rất ít đã xảy ra ở một số tỉnh thành song đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới ngành chăn nuôi. Tác hại nguy hiểm của nhóm chất cấm β angonist với 3 chất tiêu biểu là Clenbuterol; Sabutamol và Ractoppamine, đây là các chất đứng đầu bảng của danh mục 18 chất kháng sinh, hóa chất bị cấm sử dụng trong chăn nuôi ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Để ngăn chặn những hành vi nguy hại trên thời gian qua Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có nhiều văn bản chỉ đạo các địa phương thực hiện các biện pháp phát hiện và ngăn chặn các chất cấm nêu trên.
Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND Thành phố, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, Chi cục Thú y đã khẩn trương thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Việc đầu tiên là làm tốt công tác truyên truyền, phổ biến thông qua các hình thức như viết bài tuyên truyền, phát động phong trào “nói không với chất cấm” tới người chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh, giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật và người tiêu dùng; Hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi sử dụng thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, chất bổ sung.... có nguồn gốc rõ ràng, sử dụng theo hướng dẫn của cơ quan thú y; đối với người giết mổ động vật, kinh doanh sản phẩm động vật, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, kinh doanh thuốc thú y thực hiện việc kinh doanh động vật, sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo qui định.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở chăn nuôi, giết mổ động vật, sơ chế, kinh doanh sản phẩm động vật; cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y trên địa bàn quản lý; phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, sử dụng chất cấm, chất tồn dư khánh sinh, chất tạo màu cho sản phẩm sau giết mổ. Thành lập tổ kiểm tra, phát hiện chất cấm trong chăn nuôi. Kết quả kiểm tra chất cấm nhóm β angonist (Salbutamol và clenbuterol) trước và sau tết Nguyên Đán đối với cơ sở giết mổ, chăn nuôi, kinh doanh thịt lợn, đã kiểm tra được 83 mẫu nước tiểu tại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ trên địa bàn các xã Thanh Oai (cơ sở giết mổ Minh Hiền), Thanh Trì (cơ sở giết mổ Vạn Phúc), Chương Mỹ (khu giết mổ tập trung Phụng Châu), Đan Phượng (khu giết mổ tập trung tại Tân Hội), Quốc Oai (khu chăn nuôi tập trung Cấn Hữu). Lấy 16 mẫu thịt tại các cơ sở kinh doanh trên địa bàn các quận, huyện gửi mẫu tại Trung tâm kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương để kiểm tra bằng phương pháp định lượng.
Kết quả kiểm tra không phát hiện trường hợp nào dương tính với salbutamol và clenbuterol.
Thực tế trong quá trình kiểm tra tại các cơ sở cho thấy người chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, người tiêu dùng nhận thức về chất cầm còn có những hạn chế nhất định. Bên cạnh đó hành vi vận chuyển, kinh doanh, tiêu thụ chất cấm ngày càng tinh vi dưới nhiều hình thức khác nhau, nhiều cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi tiếp thị bằng cách khuyến mại chất bổ xung, men vi sinh thì việc phát hiện chất cấm cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Từ thực tế đó Chi cục Thú y đã tuyên truyền để người chăn nuôi hiểu rõ hơn việc sử dụng thức ăn chăn nuôi cần phân biệt rõ những chất bổ sung tránh trường hợp sử dụng phải chất cấm trong chăn nuôi.
Tuy nhiên trong quá trình đi kiểm tra đoàn kiểm tra cũng gặp không ít khó khăn do chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán. Nhận thức của các hộ chăn nuôi còn hạn chế, đa số các hộ còn e ngại cho cán bộ lấy mẫu, bên cạnh đó việc lấy mẫu tại các cơ sở giết mổ thường thực hiện về đêm nên việc đi lấy mẫu gặp khó khăn nhất định.
Để làm tốt hơn nữa việc kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi trong thời gian tới, Chi cục thú y Hà Nội tiếp tục thực hiện việc lấy mẫu tại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ để kịp thời phát hiện và xử lý khi phát hiện chất cấm. Tăng cường công tác thanh kiểm tra tại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y theo phân công phân cấp quản lý. Phối hợp tốt với các lực lượng chức năng trong công tác thanh kiểm tra sử dụng chất cấm. Bên cạnh đó làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền đến người chăn nuôi, các cơ sở giết mổ, sơ chế, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật để bản thân các thành phần này chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống việc sử dụng chất cấm. Khuyến khích người dân phát hiện, tố giác các hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Chắc chắn với các giải pháp trên được thực hiện đồng bộ, cùng sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành, sự đồng thuận của người dân để đảm bảo trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ không có người sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Mở rộng diện tích đối với mô hình nuôi cá lồng trong hồ chứa(25/10/2012)
Tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm(27/03/2013)
Những lưu ý khi điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm(16/10/2012)
Nghiêm chỉnh thực hiện phòng, chống dịch cúm gia cầm(16/10/2012)
Nuôi cá rô đầu vuông: Thời gian ngắn, hiệu quả cao(25/10/2012)