Ngày 15/10/2015 tại Hà Nội, Hội chăn nuôi Việt Nam đã phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo chuyên đề về “xử lý chất thải trong chăn nuôi – Thực trạng và những giải pháp” Hôi thảo đã thu hút đông đảo các đại biểu đại diện cơ quan quản lý nhà nước, các Trung tâm phát triển chăn nuôi, các công ty liên quan đến ngành chăn nuôi, môi trường, chế biến thức ăn chăn nuôi và hàng trăm chủ trang trại lớn khu vực phia Bắc.
Vấn đề ô nhiễm môi trường chăn nuôi hiện đang là vấn đề nóng, nan giải, thậm trí là bức xúc trong dư luận. Thực trạng về chất thải chăn nuôi hiện nay theo ước tính khối lượng chất thải rắn ở một số vật nuôi chính thải ra trong năm 2011 là 83,67 triệu tấn, năm 2012 là 80,95 triệu tấn, năm 2013 là 80,68 triệu tấn và 76 triệu tấn trong trong năm 2014, trong đó chỉ khoảng 60% số chất thải được xử lý còn lại thường được xả thẳng trực tiếp ra ngoài môi trường. Với lượng chất thải trên thực tế đã làm ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của con người cũng như kìm hãm sự phát triển của xã hôi, là những điều báo động cho tốc độ phát triển kinh tế của đất nước trong những năm tới.
Đại biểu dự Hội thảo đã đưa ra và phân tích nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan về những tồn tại yếu kém về quản lý môi trường trong chăn nuôi hiện nay. Thực trạng trên các cấp các ngành cũng như người dân cũng đã biết vì vậy các đại biểu đã tập trung đưa ra các giải pháp về xử lý môi trường trong thời gian tới đó là:
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường chăn nuôi, bảo vệ nguồn gen và đa dạng sinh học trong chăn nuôi.
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện xử lý chất thải của các cơ sở chăn nuôi không chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật.
Rà soát bổ sung, xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình khảo kiểm nghiệm vật nuôi.
Đào tạo nguồn nhân lực cho cán bộ cũng như các chủ trang trại để nâng cao nhận thức thực hiện tốt các nội dung về môi trường theo quy định của pháp luật.
Về các giải pháp chuyên môn, nhiều diễn giả dự Hội thảo đề cập đến nội dung về vi sinh vật, phi sinh vật để xử lý môi trường chăn nuôi. Việc sử dụng các vi sinh vật có lợi để đưa vào thức ăn hoặc trực tiếp đưa vào xử lý chất thải (rawnsm lỏng) làm giảm ô nhiễm môi trường hiện nay đang được các nước tiến tiến trên thế giới áp dụng nhiều. Một số công nghệ mới xử lý môi trường như công nghệ làm hầm Biogas lọc sinh học, công nghệ Nano, chế phẩm sinh học EM đã và đang thực hiện trong chăn nuôi trang trại lớn cũng rất có hiệu quả.
Trước xu thế hội nhập Việt Nam tham gia hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), một số giải pháp được đề cập đến đó là tập trung xử lý chất thải chăn nuôi theo cơ chế phát triển sạch CDM, công nghệ khí sinh học. Đông thời phải có các giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu từ thực tiễn sản xuất.
Việt Nam đầu năm 2015 hiện có tổng đàn gia súc gia cầm rất lớn với 2,6 triệu con trâu, 5,3 triệu con bò thịt, 253,7 ngàn bò sữa, 27,1 triệu con lợn 327 triệu con gia cầm. Với số lượng lớn như vậy thì đồng nghĩa lượng chất thải cũng quá lớn nên rất cần các giải pháp xử lý môi trường trên đây được ứng dụng nhanh góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển hiệu quả, bền vững./.
Mở rộng diện tích đối với mô hình nuôi cá lồng trong hồ chứa(25/10/2012)
Tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm(27/03/2013)
Những lưu ý khi điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm(16/10/2012)
Nghiêm chỉnh thực hiện phòng, chống dịch cúm gia cầm(16/10/2012)
Nuôi cá rô đầu vuông: Thời gian ngắn, hiệu quả cao(25/10/2012)