HIỆU QUẢ XÂY DỰNG CHUỖI LIÊN KẾT CHĂN NUÔI, TIÊU THỤ SẢN PHẨM NĂM 2014 TẠI HÀ NỘI
Hà Nội hiện có đàn gia súc gia cầm luôn đứng ở tốp đầy cả nước với tổng đàn bò 140.525 con, trong đó bò thịt 130.478 con, bò sữa 14.745. Tổng đàn lợn 1.461.668 con, đàn gia cầm 25.253.000 con; trong đó gà 16.712.000 con, vịt, ngan, ngỗng và các loại khác là 8.541.000 con.

 Để chăn nuôi phát triển hiệu quả, bền vững, những năm qua ngành Nông nghiệp Hà Nội rất trú trọng triển khai công tác xây dựng liên kết chuỗi tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Năm 2014 đã thu được những kết quả tích cực, đến nay, trên địa bàn Thành phố Hà Nội, ngoài những chuỗi liên kết do các doanh nghiệp tổ chức chăn nuôi gia công đã xây dựng được 18 chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm.

Các chuỗi liên kết về thịt lợn gồm chuỗi liên kết chăn nuôi  tiêu thụ thịt lợn hữu cơ Bảo Châu với sản phẩm thịt lợn hữu cơ Bảo Châu đang được phân phối với sản lượng trung bình từ 0,15 tấn/ngày tại 06 cửa hàng ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Chuỗi thực phẩm Victory (Mr Sạch) cung cấp cho thị trường trung bình mỗi ngày 0,5 tấn thịt lợn, 0,45 tấn thịt gà, 0,15 tấn thịt bò tại 30 cửa hàng thực phẩm và các điểm phân phối, trường học, bếp ăn tập thể. Chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ Foodex có hệ thống giết mổ lợn công nghiệp, với công suất 600 lợn/ngày. Hiện nay công ty đang cung cấp cho thị trường 2 tấn thịt lợn/ngày  tại 25 cửa hàng và bếp ăn tập thể. Chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ thịt lợn sinh học Yummy đã ký hợp đồng với 40 trại chăn nuôi sử dụng thức ăn sinh học. Hiện tại chuỗi có hệ thống 10 cửa hàng, cung cấp ra thị trường 1 tấn thịt lợn/ngày. Chuỗi liên kết chăn nuôi – tiêu thụ sản phẩm thực phẩm A-Z Do HTX Hoàng Long (Thanh Oai) tổ chức, thực hiện theo hình thức khép kín từ chăn nuôi – giết mổ - tiêu thụ sản phẩm với quy mô 45 nái ông bà, 385 nái bồ mẹ, 9.000 lợn thịt/năm. Sản lượng thịt hơi cung cấp cho thị trường khoảng 900 tấn/năm và 500 tấn thịt lợn sinh học/năm. Với 05 cửa hàng bán lẻ tại Hà Nội và các bếp ăn tập thể, siêu thị, cửa hàng tiện ích khác.  

Về các chuỗi liên kết về gia cầm với các sản phẩm chủ yếu là con giống, thịt, trứng gia cầm năm 2014 đã có bước tiến mới. Điển hình như chuỗi liên kết chăn nuôi  tiêu thụ Trứng sạch 729 với quy mô 20.000 con gà, sản lượng cung cấp 16.000 trứng/ngày. Sản phẩm tiêu thụ tại các siêu thị và 95 cửa hàng bán lẻ. Chuỗi liên kết chăn nuôi  tiêu thụ Thành Đồng II với 22 trại chăn nuôi gà quy mô lớn trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận. Sản lượng tiêu thụ 0,8 tấn thịt gà/ngày và 61.000 quả trứng gia cầm/ngày. Chuỗi liên kết này có 04 cửa hàng trực tiếp tiêu thụ và phân phối qua 170 siêu thị, cửa hàng tiện ích. Chuỗi liên kết chăn nuôi  tiêu thụ trứng gà Tiên Viên với 12 trại chăn nuôi gà đẻ. Sản lượng trứng tiêu thụ đạt trung bình 70.000 quả/ngày được tiêu thụ ở 98 cửa hàng tiện ích và các siêu thị.

Bên cạnh đó là các liên kết tiêu thụ các giống gà bản địa đang được người tiêu dùng ưa chuộng điển hình như gà mía Sơn Tây có quy mô 60.000 con, cung cấp 0,6 tấn thịt gà/ngày gà đồi Ba Vì quy mô chăn nuôi thường xuyên 120.000 con; cung cấp cho thị trường 1,2 tấn/ngày. Gà đồi Sóc Sơn quy mô thường xuyên 60.000 con, cung cấp cho thị trường 0,6 tấn/ngày. Vịt Vân Đình chăn nuôi thường xuyên 60.000 con, sản lượng cung cấp ra thị trường 1,5 tấn/ngày. Chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ Trứng Vịt Liên Châu chăn nuôi 150.000 con vịt đẻ, cung cấp 91.000 trứng/ngày cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận. Chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ vịt giống Đại Xuyên với 37 hộ chăn nuôi và 14 cơ sở ấp nở, sản lượng vịt giống cung cấp ra thị trường khoảng 10 triệu vịt giống/năm.

Các chuỗi liên kết bao gồm cả lợn và gia cầm điển hình như chuỗi liên kết chăn nuôi  tiêu thụ thực phẩm sạch, truy xuất nguồn gốc GreenFood Hà Nội Hiện tại chuỗi có 80 trại chăn nuôi, gồm 50 trại chăn nuôi lợn với tổng đàn 1.500 lợn nái, 15.000 lợn thịt/lứa và  30 trại chăn nuôi gà với 60.000 gà đẻ trứng, 35.000 gà thịt/lứa. Chuỗi cung cấp cho thị trường bình quân mỗi ngày 16,7 tấn thịt lợn, 3,3 tấn thịt gà và 25.000 trứng. Sản phẩm tiêu thụ qua 8 cửa hàng trực tiếp của chuỗi, 5 siêu thị, 12 trường học, bệnh viện và các bếp ăn tập thể. Chuỗi liên kết chăn nuôi  tiêu thụ T&T-159 có hệ thống cửa hàng tại các quận nội thành Hà Nội. Sản lượng cung cấp mỗi ngày ước đạt 2,5 tấn thịt lợn, 0,15 tấn thịt bò. Chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ thực phẩm sạch 3F hiện tới 200 trang trại gà lớn nhỏ với công suất tiêu thụ sản phẩm mỗi ngày là 3 tấn lợn, 2.000 con gà, 100.000 quả trứng. Sản phẩm cung cấp thông qua các cửa hàng và trên 100 siêu thị, nhà hàng. Về phát triển chăn nuôi bò đã hình thảnh rõ nét chuỗi liên kết về tiêu thụ sữa mà chủ yếu từ các Công ty thu mua sữa (như công ty cổ phần sữa Quốc tế IDP, Vinamilk, sữa Ba vì, Hanoimilk ..) với sản lượng sữa  công ty thu gom đạt trên 100 tấn/ngày.

 Với 18 chuỗi liên kết chăn nuôi – tiêu thụ sản phẩm đã hình thành, góp phần tạo ra sự chăn nuôi ổn định cho 3.500 hộ chăn nuôi, cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở giết mổ, chế biến và cung cấp thực phẩm cho thị trường hàng năm đạt 140 triệu quả trứng gia cầm, 11 nghìn tấn thịt lợn, 3,6 nghìn tấn thịt gia cầm, 100 tấn thịt bò, 30 nghìn tấn sữa tươi được cung cấp qua 500 cửa hàng thực phẩm, cửa hàng tiện ích, điểm phẩm phối, siêu thị, nhà hàng, bếp ăn tập thể.

Tuy nhiên việc xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi hiện mới là kết quả bước đầu, trong quá trình thực hiện cũng bộ lộ và gặp không ít khó khăn như việc xây dựng nhãn hiệu thương hiệu cho sản phẩm. Việc nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi, các khâu trong quá trình tạo chuỗi liên kết, giết mổ. Việc nhận biết nhanh và rõ đâu là sản phẩm sạch được sản xuất từ cơ sở chăn nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng có thói quen sử dụng thực phẩm từ chuỗi liên kết; cùng cộng đồng bài xích những sản phẩm không rõ nguồn gốc cũng còn hạn chế nên việc xây dựng chuỗi liên kết chưa thực sự tạo sự đồng bộ trên diện rộng. Về chính sách còn thiếu chính sách cụ thể về việc xây dựng chuỗi liên kết nên chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư lớn trong lĩnh vực này.

Định hướng việc xây dựng chuỗi liên kết tại Hà Nội trong thời gian tới là mở rộng các chuỗi liên kết, đặc biệt đề xuất các chính sách để thu hút các Doanh nghiệp đầu tư cho việc hình thành các chuỗi liên kết có quy mô lớn, thu hút nhiều trang trại chăn nuôi. Khuyến khích người chăn nuôi phát triển chăn nuôi theo hướng sinh học nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Những giải pháp cụ thể là tăng cường công tác gắn kết, liên kết thành chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm một mặt chủ động được tình hình chăn nuôi, mặt khác nâng cao được chất lượng sản phẩm, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, đồng thời giúp chăn nuôi phát triển ổn định, hiệu quả và bền vững.

Bên cạnh đó chủ động lên kế hoạch chăn nuôi dựa trên nhu cầu của thị trường, giữa các hộ chăn nuôi và đơn vị tiêu thụ sản phẩm phải ký kết hợp đồng ngay từ khi bắt đầu chăn nuôi nhằm tránh hiện tượng sản xuất vượt quá nhu cầu, và người chăn nuôi bị ép giá. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để người chăn nuôi, người tiêu dùng, nhà quản lý cũng như các doanh nghiệp cùng vào cuộc để tạo sự đồng bộ trong việc xây dựng, hình thành chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

 Chắc chắn với sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành, sự vào cuộc tích cực của các doanh nghiệp cùng sự đồng thuận cao của người chăn nuôi, người tiêu dùng các chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm sẽ được nhân rộng, hiệu quả hơn trong thời gian tới./.

                                          Tạ Văn Tường-GĐ Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội

 

Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 1010
Tổng lượng truy cập: 28305765