Tham dự Hội thảo có đại diện Lãnh Sự quán Hoa kỳ tại Hà Nội và TP HCM, đại diện Bộ Tài chính Hoa kỳ, tổng đại diện Châu Á Ngân Hàng CoBank, Singapore; Ngân hàng US EximBank; Đại diện các đơn vị liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT; Hiệp hội chăn nuôi Gia súc lớn, Hội Chăn nuôi VN; Hiệp hội Ứng dụng công nghệ cao trong Nông nghiệp A.T.E. Đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT 15 tỉnh, thành phía Bắc, một số huyện có chăn nuôi bò sữa nhiều như Ba Vì, Gia Lâm, Phúc Thọ; Đại diện các Công ty sản xuất chế biến sữa, sản xuất giống, chế biến sữa, thức ăn chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi thú y;
Việt nam hiện có đàn bò sữa 200,4 ngàn con, đàn bò sữa của nước ta phát triển trên tất cả các vùng sinh thái của Việt
Đàn bò thịt hiện tại cả nước có tổng đàn 5,2 triệu con, đàn bò tập trung chủ yếu ở khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung xấp xỉ 50%, sau đó khu vực Trung du và miền núi phía Bắc: 17,4%, ít nhất khu vực Đông Nam Bộ: 7%. Trên 90% vẫn là chăn nuôi nhỏ, phân tán. Phương thức chăn nuôi: chuyển dần từ chăn nuôi quảng canh sang chăn nuôi bán thâm canh và thâm canh. Chăn nuôi trang trại mới bước đầu hình thành. Trang trại chăn nuôi bò đang phát triển. Nhiều trang trại chăn nuôi bò thịt có quy mô từ 100 con trở lên được tập trung ở các tỉnh Bình Phước, Bình Thuận, Ninh Thuận và các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Hà Nội hiện có đàn bò thịt là
Chăn nuôi bò thịt tại TP Hà Nội hiện có tổng đàn gần 130 ngàn con, quy mô chăn nuôi hiện là 1,64 con/hộ; Hà Nội đã tích cực đưa các giống bò Zebu và hướng thịt vào sản xuất như Brahman, Droughtmaster, Red Angus, BBB đến nay đạt kết quả tốt. Đã hình thành rõ nét 15 xã chăn nuôi trọng điểm với tổng đàn 23.082 con/11.442 hộ chiếm gần 20 % tổng đàn bò thành phố, trong đó số hộ chăn nuôi trên 5 con là 649 hộ;
Tại Hội thảo các đại biểu đều khẳng định những năm qua chăn nuôi bò tại nông hộ vẫn phát huy hiệu quả tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi, đảm bảo công ăn việc làm; nhiều hộ chăn nuôi đã làm giàu từ nghề chăn nuôi bò nhất là các hộ chăn nuôi bò sữa; Điểm nhấn trong chăn nuôi bò nông hộ là phù hợp với điều kiện kinh tế hộ ở nông thôn; phù hợp trình độ nhận thức của người dân, vốn tự có của nông hộ; Hiện tại chăn nuôi bò sữa quy mô 3 -5 con là nhiều số lượng nuôi 05 con ngày càng tăng do có lãi, chăn nuôi bò thịt phần lớn là 1 -3 con cũng đã có thu nhập cho nông hộ; Về phía nhà nước có các chính sách áp dụng trực tiếp đến người dân một cách hiệu quả nhằm phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư; Bên cạnh đó khi người dân phát triển được đã thu hút các Doanh nghiệp đầu tư cho ngành chăn nuôi bò, thời gian qua hình thành trang trại chăn nuôi lớn (như Công ty CP Chăn nuôi HAGL, DalatMilk, Vinamilk, Nutifood, TH Milk …);
Tuy nhiên chăn nuôi nông hộ những năm qua cũng bộc lộ những hạn chế nhất định; Chất lượng giống bò sữa, bò thịt chưa cao như chăn nuôi bò sữa hiện các nước phát triển đã đạt năng xuất 9 – 12 tấn/chu kỳ (Việt Nam mới đạt trên 5 tấn/chu kỳ) Việc đầu tư công nghệ cao trong chăn nuôi nông hộ là chưa phù hợp, trình độ nhận thức trong quản lý kỹ thuật với người dân còn hạn chế, chủ yếu vẫn là chăn nuôi tận dụng, chưa mạnh dạn đầu tư; Việc liên kết tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn chưa tạo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu dùng để tạo bước phát triển chăn nuôi bền vững, hiệu quả.
Giải pháp phát triển chăn nuôi nông hộ mà các đại biểu đề cập để các cấp các ngành tập trung chỉ đạo triển khai đó là cụ thể hóa Nghị định số 210/NĐ-TTg ngày 19/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn và Quyết định số 50/QĐ-TTg về Chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020. Có thể nói đây là những Chính sách rất quan trọng nhằm thúc đầy ngành chăn nuôi Việt
Cụ thể giải pháp về giống với bò sữa áp dụng phương pháp nhân giống hạt nhân mở. Nâng cao tỷ lệ bò thuần HF, đối với bò đực giống sử dụng nguồn gen mới có năng suất cao 12-18 tấn sữa/chu kỳ. Vời bò thịt đẩy mạnh chương trình cải tạo đàn bò địa phương thông qua phương pháp TTNT hoặc phối giống trực tiếp với bò đực giống lai Zêbu. Lai tạo, phát triển giống bò thịt lai của Việt
Về nguồn thức ăn chuyển đổi một số diện tích canh tác sang trồng cây thức ăn cho chăn nuôi bò sữa, bò thịt; Xây dựng các mô hình trồng cỏ hỗn hợp, cỏ thâm canh năng suất cao; Nhân rộng mô hình cung cấp thức ăn chăn nuôi bò sữa được chế biến theo khẩu phần thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR).
Khuyến nông và đào tạo tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, bò thịt cho người chăn nuôi. Làm tốt hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền các mô hình chăn nuôi bò sữa có hiệu quả. Tổ chức đào tạo mới và đào tạo nâng cao đội ngũ dẫn tinh viên TTNT bò và thú y viên cơ sở. Thành lập HTX dịch vụ chăn nuôi bò liên kết sản xuất thành chuỗi từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Về chính sách thuế áp dụng mức thuế nhập khẩu 0% đối với giống bò sữa nhập khẩu, các loại trang thiết bị vật tư phục vụ chăn nuôi bò sữa, quản lý giống, mua gom, bảo quản sữa; vật tư TTNT, thiết bị sản xuất nitơ lỏng, thiết bị làm lạnh phục vụ mua gom sữa, xe vận chuyển sữa chuyên dùng, thiết bị đồng cỏ, thiết bị chuồng trại.
Thu hút, tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư hình thành các trang trại chăn nuôi bò ở cấc khu vùng, khu vực có tiềm năng lợi thế; Bên cạnh với chăn nuôi nông hộ tiếp tục khuyến khích việc hình thành các nhóm hộ sản xuất gắn với thực hành các quy trình kỹ thuật chung; sản xuất hàng hoá có tính tập trung, chất lượng đồng đều nhằm nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả cho người chăn nuôi.
Với những giải pháp cụ thể trên cùng sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp các ngành, sự đồng thuận cao của người dân, chắc chắn chăn nuôi bò nông hộ tại Việt Nam sẽ có bước tiến mới trong thời gian tới./.
Nguyễn Ngọc Sơn- PGĐ Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội
Mở rộng diện tích đối với mô hình nuôi cá lồng trong hồ chứa(25/10/2012)
Tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm(27/03/2013)
Những lưu ý khi điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm(16/10/2012)
Nghiêm chỉnh thực hiện phòng, chống dịch cúm gia cầm(16/10/2012)
Nuôi cá rô đầu vuông: Thời gian ngắn, hiệu quả cao(25/10/2012)