Tuy nhiên, việc tăng đàn bằng cách nhập bò sữa từ nước ngoài hoặc các tỉnh, thành khác về gặp nhiều khó khăn vì bò sẽ khó thích nghi với khí hậu, điều kiện chăm sóc tại địa phương; Giá thành nhập về cao và vận chuyển đường dài vất vả. vì thế, việc lai tạo, sản xuất giống tại chỗ ngày càng được các cấp các ngành và người chăn nuôi được ưu tiên, chú trọng. Mặc dầu vậy, trong phối giống tự nhiên, tỷ lệ bê đực/cái tương đương 50/50 nên mong muốn tăng đàn phải mất thời gian rất lâu, hơn nữa giá trị kinh tế của bê đực sữa chỉ bằng 1/10 bê cái. Để giải quyết vấn đề trên, việc phối giống bằng tinh bò sữa phân ly giới tính là một trong những giải pháp nhanh chóng, hiệu quả nhất và đây cũng là xu thế tất yếu để đẩy nhanh công tác cải tiến giống bò.
Phối tinh phân ly giới tính cho bò sữa đã được nhiều nước tiên tiến như Mỹ, Hà Lan và Úc… đến các nước Châu Á như Inđônexia, Nhật Bản, Thái Lan và Trung Quốc ứng dụng có hiệu quả. Đến nay ở các nước tiến tiến với các trang trại lớn đã sử dụng 100 % tinh phân ly giới tính nên chất lượng đàn bò rất cao; Sản lượng sữa bình quân có thể lên tới trên 10 tân/ chu kỳ; Ở Việt Nam, đã có một số tỉnh, thành sử dụng tinh phân ly giới tính để phối cho bò sữa như trang trại bò sữa Mộc Châu – Sơn La; Trại bò sữa Phú Lâm (tỉnh Tuyên Quang) của công ty Vinamilk cho kết quả rất tốt giúp cho việc tăng đàn bò nhanh, bò có chất lượng tốt, sản lượng sữa lên trên 7 tấn/chu kỳ
Từ năm 2010 trở lại đây, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã triển khai việc sử dụng tinh phân ly giới tính đến các hộ chăn nuôi bò sữa tại một số xã trọng điểm với 1.000 liều tinh; Đến nay, hiệu quả thu được từ chương trình rất tích cực, với tỷ lệ bê cái sinh ra đạt 90 %. Khối lượng bê sơ sinh bình quân đạt 37,5 kg/con. Đặc biệt, như hộ ông Nguyễn Văn Dũng (ở Tản Lĩnh – Ba Vì) đã sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo cho bò sữa bằng tinh phân ly giới tính. Kết quả, bò mẹ đã cho ra một bê cái nặng tới 47 kg bằng phương pháp sinh thường. Bê sinh ra từ tinh phân ly giới tính có ngoại hình đẹp, sinh trưởng, phát triển tốt, có đặc trưng phẩm chất giống. Khả năng tăng trọng của bê được sinh ra từ công nghệ thụ tinh nhân tạo bằng tinh phân giới tính khoảng 1000g/ngày/con. Ở giai đoạn bò trưởng thành cho năng suất, chất lượng sữa cao. Điển hình như hộ ông Chu Văn Hoàn (ở xã Vân Hòa - Ba Vì) có một bò cái sữa được sinh ra từ tinh phân ly giới tính, hiện tại đã đẻ lứa đầu, sản lượng sữa đạt trung bình 30 kg/ngày.
Hơn thế nữa hiện nay, giá bán 01 con bê cái sữa cao hơn 01 con bê đực khoảng 12 - 15 triệu đồng/con. Vậy nên người chăn nuôi yên tâm phi phối giống bằng tinh phân ly khi có bê sinh ra sẽ có ngày gần 20 triệu đồng từ giá trị bê cái, cón nếu sinh ra bê đực chi bán bê thui giá trị thấp khoảng 3 – 4 triệu đồng/con; Mặt khác, dùng tinh bò sữa phân ly giới tính giúp tăng đàn lên nhanh ở thế hệ tiếp theo vì bê sinh ra phần lớn là bê cái. Với những ưu điểm trên, việc sản xuất giống bò sữa bằng tinh bò sữa phân ly giới tính được người chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội đánh giá rất cao.
Tuy nhiên việc sử dụng tinh phân ly giới tính phối cho bò sữa cũng gặp phải một số hạn chế như giá mua tinh phân ly tương đối cao (khoảng trên 1,2 triệu/liều), tỷ lệ đậu thai chỉ đạt khoảng 50% do những đặc thù của tinh phân ly giới tính khác với tinh bình thường; Tinh phân ly thường chỉ phối cho bò cái tơ hoặc bò đẻ lứa 1, không phối với các loại bò như tinh bình thường; Vì vậy, để hiệu quả của thụ tinh nhân tạo bằng tinh phân ly giới tính đạt cao nhất, người chăn nuôi cũng cần lưu ý một số vấn đề như khâu tuyển chọn bò cái nhận tinh là hết sức quan trọng, chỉ nên phối giống cho những con có khả năng sinh sản tốt, đường sinh dục bình thường, đặc biệt là bò cái tơ, hoặc bò đẻ lứa 1. Bò có khối lượng từ 280 kg trở lên. Đồng thời phát hiện động dục chính xác, đúng thời điểm, phối giống kịp thời và dẫn viên thụ tinh nhân tạo có tay nghề tao. Đặc biệt, người chăn nuôi cần chăm sóc, nuôi dưỡng bò sữa tốt, đúng kỹ thuật. Như vậy sẽ tiết kiệm được vật tư, giảm giá thành sản xuất bò cái giống.
Với những kết quả thu được và kỹ thuật khi tinh phân ly giới tính cho bò sữa như trên, hy vọng người chăn nuôi sẽ có thêm hướng đi mới trong công tác lai tạo giống bò sữa, ghóp phần thúc đẩy chăn nuôi bò sữa phát triển./.
Nguyễn Thị Phương Thúy-Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội
Mở rộng diện tích đối với mô hình nuôi cá lồng trong hồ chứa(25/10/2012)
Tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm(27/03/2013)
Những lưu ý khi điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm(16/10/2012)
Nghiêm chỉnh thực hiện phòng, chống dịch cúm gia cầm(16/10/2012)
Nuôi cá rô đầu vuông: Thời gian ngắn, hiệu quả cao(25/10/2012)