Sơ kết 3 năm triển khai Đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
Sáng 19/3, Chi cục Bảo vệ Thực vật tổ chức sơ kết 3 năm Đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2016. Phó Chủ tịch UBND TP Trần Xuân Việt tới dự và phát biểu tại hội nghị.

 Trong những năm qua, thành phố đã tập trung quản lý, giám sát và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn (RAT), diện tích RAT tăng dần qua các năm. Đến năm 2012, toàn thành phố đã có 3.800 ha RAT, phân bổ tại 93 xã trọng điểm. Đến năm 2013, diện tích RAT sẽ mở rộng 4.500 ha, phân bổ ở 166 xã và phấn đấu đến năm 2015 sẽ hoàn thành mục tiêu trong Đề án. 

Trong công tác xây dựng, phát triển sản xuất RAT tập trung gắn với sơ chế, hiện nay, các địa phương đã lập 31 dự án xây dựng vùng RAT tập trung với tổng diện tích là 2.080 ha, trong đó, có 9/31 dự án đã được phê duyệt dự án đầu tư và đang thi công, một số dự án đã thi công xong và đang đưa vào sử dụng như: Yên Mỹ, Duyên Hà (Thanh Trì) Thanh Đa (Phúc Thọ), Thuỵ Hương (Chương Mỹ)…có 18/31 dự án đã được thành phố chấp thuận cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư, có 4 dự án đang ở bước 1. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có 26 cơ sở sơ chế nhỏ của các HTX, doanh nghiệp đang hoạt động, đã được cấp phép và có công suất trung bình từ 200 đến 1.000 kg/cơ sở/ngày.
 
Ngoài các chợ đầu mối bán rau thông thường, hiện nay, thành phố cũng tích cực mở rộng các cửa hàng, các điểm bán RAT, với 58 cửa hàng được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh RAT, sản lượng tiêu thụ trung bình từ 50 đến 120 kg/cửa hàng/ngày, còn có 35 siêu thị đang tiêu thụ RAT với sản lượng trung bình 80 đến 120 kg/siêu thị/ngày. Bên cạnh đó, thành phố còn xác định được 300 điểm, trong đó, đã chính thức vận hành được 50 điểm phân phối RAT tại khu dân cư, cơ quan, đơn vị, tập trung chủ yếu ở các quận như: Thanh Xuân, Hà Đông, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Ba Đình… Mức tiêu thụ rau trung bình đạt từ 100 đến 150 kg rau/điểm/tuần và đã được người tiêu dùng đánh giá cao.
 
Ngoài việc tăng cường thanh kiểm tra sản xuất, sơ chế và tiêu thụ RAT, Sở Nông nghiệp & PTNT còn tích cực cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT cho 154 cơ sở thuộc 93 xã, phường và 22 quận, huyện, thị xã với tổng diện tích 3.800 ha. Các sản phẩm RAT sau khi được kiểm định đã được gắn nhãn và mang đi tiêu thụ ở Hà Nội và các tỉnh thành, điều này đã dần tạo ra thương hiệu RAT cho một số vùng sản xuất tập trung như: Duyên Hà (Thanh Trì), Thanh Đa (Phúc Thọ), Thuỵ Hương (Chương Mỹ)…
 
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Trần Xuân Việt đánh giá cao những cố gắng nỗ lực của Chi cục bảo vệ thực vật trong việc đầu tư, xây dựng các vùng RAT và mang RAT phục vụ đông đảo người dân. Phó Chủ tịch lưu ý, trong thời gian tới, các đơn vị cần tăng cường liên kết với các huyện nhằm tăng diện tích trồng RAT, xây dựng các vùng chuyên canh lớn thay sản xuất manh mún nhỏ lẻ, chú trọng áp dụng khoa học công nghệ, giống, cơ giới hóa, đặc biệt chú trọng phân bón, nước sạch và xây dựng khu sơ chế.
UBND Thành phố

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 2619
Tổng lượng truy cập: 28213480