Gia Lâm sơ kết 3 năm xây dựng nông thôn mới
Sáng 18/12, Huyện ủy Gia Lâm đã tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới và công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn. Tại hội nghị, huyện Gia Lâm đã biểu dương, khen thưởng 11 tập thể và 155 hộ gia đình, cá nhân đã có những đóng góp trong việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.

 

\"\"
Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Nguyễn Tiến Minh phát biểu tại hội nghị
 
Sau 3 năm triển khai Chương trình, huyện Gia Lâm đã hoàn thành và phê duyệt “Đề án xây dựng nông thôn mới huyện Gia Lâm giai đoạn 2011-2020” xong trong tháng 8/2011, là một trong những huyện hoàn thành phê duyệt đề án cấp huyện sớm nhất. Đến tháng 1/2012, huyện đã phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới của 19/19 xã.

Trong thực hiện các nhóm tiêu chí: Huyện đã hoàn thành nhóm tiêu chí về quy hoạch trong năm 2012 đối với 20 xã và đã tổ chức bàn giao đồ án trong tháng 11/2012.
Trước khi xây dựng nông thôn mới, trên địa bàn huyện chỉ có 57,94% số km đường giao thông được kiên cố hóa, đến nay, con số này đã tăng lên 79,28%. Với 10/20 xã trên địa bàn đạt và cơ bản đạt tiêu chí giao thông. Về thủy lợi nội đồng, dự kiến đến hết năm 2013, có 123,4km kênh mương được cứng hóa, đạt tỷ lệ 50%. 100% các xã trên địa bàn huyện đã đạt và cơ bản đạt tiêu chí điện nông thôn; 16/20 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí về trường học. Hiện, huyện Gia Lâm có 42 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, chiếm 60%.
Đối với nhóm tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa: Gia Lâm đã có 126 nhà văn hóa/155 thôn/20 xã, đạt 81,3%. Kế hoạch đến năm 2015, có tổng số 155 nhà văn hóa thôn/20 xã, đạt chuẩn theo quy định của Bộ VH, TT&DL. Tính đến hết năm 2013, đã có 7/20 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa; 13/20 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí chợ nông thôn. Hiện, trên toàn địa bàn không còn nhà ở tạm, dột nát. Huyện đã có 20/20 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí về nhà ở dân cư.
Thực hiện tiêu chí về phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất: Năm 2013, dự kiến thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 24,4 triệu đồng/người/năm. Tính đến 31/8/2013, đã có 15/20 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí về thu nhập. Để giảm nghèo, huyện đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình. Tính đến hết năm 2013, toàn huyện đã huy động được 2,306 tỷ đồng quỹ Vì người nghèo. Hiện nay, trên địa bàn huyện tỷ lệ hộ nghèo còn 1,8%, còn 2/20 xã chưa đạt tiêu chí hộ nghèo (Lệ Chi, Trung Mầu). Tính đến năm 2013, tỷ lệ lao dộng có việc làm sau đào tạo trên 80%.
Sau 3 năm triển khai chương trình, công tác phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả nhất định. Đến nay, 100% các xã trên địa bàn huyện đạt tiêu chí về giáo dục; 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế theo bộ tiêu chí mới. 13/20 xã của huyện đạt và cơ bản đạt tiêu chí môi trường.

Trong những năm qua, huyện đã đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng các vùng sản xuất tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp như mô hình sản xuất lúa tập trung 15ha tại xã Yên Viên, Trung Mầu, mô hình gieo sạ tập trung tại xã Đa Tốn có diện tích 200 ha… Chỉ đạo mở rộng diện tích sản xuất rau các loại, đặc biệt sản xuất theo quy trình sản xuất rau an toàn; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án phát triển các vùng sản xuất tập trung trên địa bàn như: vùng sản xuất rau an toàn Văn Đức, Yên Thường, Yên Viên, Đông Dư, Lệ Chi, Đặng Xá.. Duy trì các mô hình phát triển cây ăn quả tập trung tại Đông Dư, Đa Tốn, Kim Lan, Kiêu Kỵ; mô hình trồng hoa, cây cảnh tại Lệ Chi… Đến nay, tổng diện tích cây ăn quả, hoa cây cảnh đạt 846ha.

Về công tác dồn điền đổi thửa, huyện tập trung thực hiện tại 5 xã: Dương Quang, Lệ Chi, Kim Sơn, Trung Mầu và Phú Thị với diện tích hơn 1.460ha.  Dự kiến, sẽ hoàn thành dồn điền đổi thửa trong năm 2013. Đáng chú ý, nhiều địa phương đã có cách làm sáng tạo, phát huy vai trò chủ thể của người dân, điển hình như thôn Kim Hồ, xã Lệ Chi nhân dân đã hiến trên 9000m2 đất để làm k hu văn hóa, thể thao và nghĩa trang của thôn; thôn Gia Lâm, xã Lệ Chi nhân dân tự nguyện hiến 25,5m2/nhân khẩu để làm kênh mương, giao thông nội đồng.
Sau 3 năm thực hiện, tính đến cuối năm 2013, toàn huyện có 3 xã đạt và cơ bản đạt 19 tiêu chí, gồm: Đa Tốn, Yên Viên, Bát Tràng; 12 xã đạt và cơ bản đạt từ 15 đến 18 tiêu chí; 5 xã đạt và cơ bản đạt từ 10 đến 14 tiêu chí.

Tuy nhiên, công tác xây dựng nông thôn mới tại Gia Lâm thời gian qua cũng còn tồn tại, hạn chế trong triển khai thực hiện dẫn đến một số xã còn chậm so với kế hoạch. Việc triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch dồn điền đổi thửa còn chậm tiến độ, quá trình thực hiện còn thiếu chủ động, lúng túng. Bên cạnh đó, nguồn vốn thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu, việc huy động đóng góp của nhân dân và doanh nghiệp còn rất hạn chế…

Phát biểu tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Nguyễn Tiến Minh, thành viên Ban chỉ đạo chương trình 02/CTr-TU đã biểu dương những kết quả huyện Gia Lâm đã đạt được trong thời gian qua. Đồng chí đề nghị huyện Gia Lâm cần tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đã đề ra. Cần quan tâm đến tiêu chí quy hoạch, gắn quy hoạch của huyện với quy hoạch chung của Thành phố. Trên cơ sở phát huy những tiềm năng, lợi thế của huyện, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, Gia Lâm cần xây dựng các phương án liên doanh, liên kết với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất; Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện phát triển về cơ sở hạ tầng đi trước một bước để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.

 
HANOIPORTAL

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 6912
Tổng lượng truy cập: 28282390