Phó Bí thư Thường trực Thành ủy: Thường Tín cần phát huy thế mạnh "Đất trăm nghề"
Sáng 25/5, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy, đã đi thăm, kiểm tra công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thường Tín.

Sáng 25/5, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy, đã đi thăm, kiểm tra công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thường Tín.



Cùng tham gia buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Quang Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Nội chính Thành ủy, Trưởng đoàn công tác số 7 của Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo đại hội đảng các cấp; lãnh đạo một số sở, ngành Thành phố.

Sau khi thăm, kiểm tra mô hình du lịch sinh thái, kết hợp sinh vật cảnh tại xã Hồng Vân và làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Thường Tín, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực, kết quả mà Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân huyện Thường Tín đã đạt được trong 5 tháng đầu năm. “Trong bối cảnh dịch Covid-19, nhưng kinh tế của huyện vẫn phát triển; an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện được đảm bảo”, Trưởng đoàn công tác nhấn mạnh.

Về kết quả thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy ghi nhận Thường Tín đã quan tâm, phát triển các làng nghề, sản phẩm OCOP, tạo điểm nhấn trong xây dựng nông thôn mới. Huyện cũng chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao và chuỗi liên kết; phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Mặc dù xuất phát điểm còn khó khăn, song đến nay, hạ tầng giao thông, các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn được quan tâm đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại.

Nhấn mạnh một số nhiệm vụ thời gian tới, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng yêu cầu huyện Thường Tín tập trung, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu của Chương trình 02-CTr/TU để trong năm Thường Tín về đích huyện nông thôn mới. Trong đó, cần làm tốt hơn công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, huy động sự vào cuộc của toàn dân trong xây dựng nông thôn mới. Huyện cũng phấn đấu tăng trưởng nông nghiệp trong năm nay trên 4,6%; trước mắt, kịp thời thu hoạch vụ Xuân và chuẩn bị triển khai vụ mùa; phát triển mạnh hơn về chăn nuôi, tập trung tái đàn lợn gắn với làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trong trồng trọt, chăn nuôi.

Đặc biệt, huyện cần phát huy thế mạnh “Đất trăm nghề” gắn với du lịch sinh thái. Muốn vậy, huyện cần đẩy mạnh hơn công tác thông tin, tuyên truyền về các làng nghề trên địa bàn. “Huyện cần có đề án hoặc đề tài để hỗ trợ, tuyên truyền, quảng bá và công nhận các sản phẩm OCOP của huyện, phấn đấu có thêm 100 sản phẩm OCOP được công nhận trong năm nay”, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy yêu cầu.

Ngoài ra, huyện cần rà soát, xây dựng quy hoạch các điểm dân cư nông thôn, trung tâm xã, tiệm cận với phát triển đô thị. Riêng với xã Hồng Vân, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hội Phụ nữ Thành phố đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề án nông thôn mới Tràng An để Thành phố phê duyệt, trong đó phải lấy yếu tố văn hóa làm nền tảng, lấy con người làm trung tâm. Trên cơ sở xây dựng điểm du lịch sinh thái kết hợp làng nghề tại Hồng Vân là cơ sở để Thành phố nhân rộng sang các địa phương khác.

Báo cáo với đoàn công tác Thành phố, Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Kiều Xuân Huy cho biết: Đến hết năm 2019, huyện đã có 28/28 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 1 xã (Hồng Vân) đạt nông thôn mới nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 49,5 triệu đồng và phấn đấu năm 2020 đạt 54 triệu đồng/người/năm. Huyện cũng tập trung phát triển các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung, quy mô lớn. Đến nay, trên địa bàn huyện có 15 mô hình nông nghiệp công nghệ cao, 6 mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp.

Phát huy thế mạnh của “đất trăm nghề”, Thường Tín đã tập trung xây dựng nhãn hiệu tập thể và thương hiệu các làng nghề, như điêu khắc ở Nhân Hiền (xã Hiền Giang), mộc cao cấp Vạn Điểm, hoa cây cảnh tại Vân Tảo và Hồng Vân... Cùng với đó, huyện đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP. Năm 2019 đã công nhận cho 22 sản phẩm đạt 4 sao; năm 2020 dự kiến đánh giá, phân hạng cho 59 sản phẩm...

Về các tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới, qua rà soát, huyện đã đạt 9/9 tiêu chí. Hiện nay, huyện đã hoàn thiện dự thảo báo cáo kết quả xây dựng nông thôn mới, đăng tải trên Cổng thông tin điện tử huyện để lấy ý kiến Nhân dân và tổ chức lấy ý kiến của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội. Sau khi hoàn thành lấy ý kiến, huyện sẽ hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới, gửi Thành phố đầu tháng 6/2020. Ngoài ra, huyện đã đầu tư 14 tỷ đồng cho 4 xã (Vạn Điểm, Hà Hồi, Văn Bình, Nhị Khê) để hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao vào tháng 10/2020.

Trọng Toàn

Cổng giao tiếp điện tử thành phố Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 6753
Tổng lượng truy cập: 28163571